ok:BS Nguyễn Thị Thúy: Khi bị nấm bẹn tuyệt đối không chà mạnh vào da

Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở thanh thiếu niên và trung niên.

Câu hỏi: Chào bác sĩ. Cháu là Thanh năm nay cháu 26 tuổi. Cháu gặp vấn đề về sức khỏe. Bệnh của cháu là bị nấm ở vùng bẹn nhưng chỉ mùa hè cháu mới bị. Cháu đã dùng thuốc trị nấm và uống kháng sinh nhưng chỉ khỏi được 1 thời gian rồi lại bị. Mong bác chỉ dẫn cách chữa và dùng thuốc ạ. Cám ơn bác sĩ.

Hình ảnh nấm bẹn

Hình ảnh nấm bẹn

Trả lời:

Tác nhân gây bệnh nấm bẹn thuộc nhóm Dermatophytes, thường gặp nhất là 2 loại: Trychophyton và Epidermophyton.

Bệnh khởi đầu với dấu hiệu vùng da nhiễm nấm đỏ, có thể ngứa hoặc hơi rát, sau đó xuất hiện các tổn thương da như sẩn mụn nước Càng gãi và chà xát thì tổn thương càng lan rộng. Lúc đầu bị một bên bẹn sau đó có thể lan ra hai bên. Đối với căn bệnh này, điều quan trọng nhất ngăn ngừa bệnh không xảy ra và tránh tái phát.

Để điều trị bệnh nấm bẹn BS. Nguyễn Thị Thúy - Bộ Y tế cho biết:

Người bệnh tuyệt đối không gãi, không cạo trước khi bôi thuốc Nên tắm rửa nhẹ nhàng, không chà mạnh. Tắm bằng xà phòng diệt nấm như sastid, nizorale, kara hoặc bằng chanh hòa loãng, không nên xát chanh trực tiếp lên vùng da bệnh làm tổn thương da.

Không được bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort… vì chúng làm cho nấm lan rộng ra và ăn sâu xuống, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

Bôi một trong các chế phẩm chứa các hoạt chất diệt nấm như: fungiderm, nizorale, lamisin… ngày 2 lần trong 2- 4 tuần tùy theo mức độ của tổn thương. Khi tổn thương da trông như đã lành, vẫn phải tiếp tục bôi thêm thuốc từ 1-2 tuần để tránh tái phát.

Nếu để bệnh phát lâu quá hoặc lan rộng thì phải uống thêm kháng sinh chống nấm phối hợp dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Biện pháp phòng tránh hiệu quả là lau bằng khăn khô ngay khi ra nhiều mồ hôi tắm rửa bằng xà phòng diệt nấm, không tự ý bôi các thuốc không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Để ngăn ngừa lây bệnh, không nên mặc chung quần áo, tránh làm việc nơi ẩm ướt, nếu ra mồ hôi nhiều cần phải thường xuyên tắm giặt và giữ khô những vùng nếp gấp như háng, nách, bẹn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật