Rối loạn tình cảm theo mùa nguy hiểm cho người bệnh như thế nào?

“Nỗi buồn mùa đông” không chỉ là biểu hiện trạng thái u buồn về mặt cảm xúc mà còn là một dạng rối loạn tình cảm theo mùa.

Rối loạn cảm xúc là một chứng bệnh tâm thần gây ra sự thay đổi, không ổn định về cảm xúc, thường khởi phát ở người trẻ trong khoảng từ 20 - 30 tuổi. Để người bệnh có thể vượt qua rối loạn cảm xúc rất cần một phác đồ điều trị hợp lý cùng với sự quan tâm, chia sẻ, động viên của những người xung quanh.

Rối loạn cảm xúc là một chứng bệnh tâm thần gây ra sự thay đổi

Rối loạn cảm xúc là một chứng bệnh tâm thần gây ra sự thay đổi, không ổn định về cảm xúc

Các biểu hiện của rối loạn cảm xúc có thể được chia làm 3 nhóm đó là hưng cảm, trầm cảm và rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Theo các chuyên gia tâm lý, đó là những triệu chứng điển hình của một người bị rối loạn tình cảm theo mùa, một loại bệnh trầm cảm thường xảy ra trong mùa đông, với các biểu hiện: ngủ quá nhiều, ăn quá nhiều, nhanh tiêu hao năng lượng, ngại đi lại và khó tập trung. Mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp và ánh sáng ban ngày ảm đạm làm cho hầu hết mọi người cảm thấy làm việc chậm chạp hơn, dễ buồn rầu hoặc bị mắc kẹt trong một nỗi sợ hãi vô cớ.

Vì sao con người lại bị rối loạn tình cảm? Theo các nhà khoa học lý giải: ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt, kích thích não sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, hỗ trợ chức năng hoạt động của tế bào thần kinh, bao gồm cả tâm trạng. Nếu cường độ ánh sáng yếu sẽ dẫn đến mức sản xuất serotonin thấp. Mặt khác, ánh sáng yếu kích thích việc sản xuất melatonin, thúc đẩy giấc ngủ Sự kết hợp của tình trạng giảm serotonin và tăng melatonin gây ra rối loạn tình cảm. Ở nước ta, người dân miền Bắc có nhiều khả năng bị rối loạn tình cảm nhiều hơn vì mùa đông giá rét.

Khi gặp “nỗi buồn mùa đông” bạn hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý, nên tập thể dục thường xuyên ngoài trời khoảng 30 phút hàng ngày. Thường xuyên trò chuyện với người thân và bạn bè.     

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật