Bí quyết giảm stress cho giáo viên sau những giờ đứng lớp căng thẳng

Giáo viên là một trong những nghề áp lực nhiều nhất, áp lực từ nhà trường, học sinh, phụ huynh, từ cái tâm người làm nghề giáo.

Làm sao để mỗi ngày đến trường là một ngày vui không chỉ với học sinh mà còn với cả những người thầy?

Stress - căn bệnh mãn tính của nhiều giáo viên

Trong 106 giáo viên mầm non thuộc 8 trường bán trú công lập tại Bình Thuận có tới quá một nửa (59,8%) mắc stress đến mức báo động và khoảng 40,2 % mắc chứng stress nhẹ. Đó là kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiêp cử nhân y tế cộng đồng ĐH Y dược TP. HCM.  Ngoài ra, theo các nhà Tâm lý học Anh gần đây thì 'Stress' ở giáo viên đứng vào hàng thứ 15 trong số 41 nghề được khảo sát. Những con số trên cho thấy, giáo viên phải đối mặt với tình trạng căng thẳngmệt mỏi cao.

Giáo viên gặp nhiều áp lực, stress trong công tác giảng dạy

Giáo viên gặp nhiều áp lực, stress trong công tác giảng dạy

Không chỉ làm việc gấp 1, 5 lần mà giáo viên còn đối mặt với những áp lực: lương thấp, bệnh thành tích, những quy định của nhà trường và với những chương trình học nặng nề phải hoàn thành khối lượng giảng dạy… Bên cạnh đó, giáo viên thường xuyên chịu áp lực từ phía học sinh, phụ huynh…

Stress nghề nghiệp là điều khó tránh khỏi trong nhiều nghề, đặc biệt là giáo viên với những đặc thù riêng, đối tượng giáo dục là con người. Biểu hiện của bệnh stress rất đa dạng: chán ăn tim đập nhanh suy nhược cơ thể…Từ đó, dẫn đến tinh thần không ổn định, hành vi không kiềm chế, bộc phát cảm xúc. Nếu như tình trạng stress kéo dài dẫn đến những bất ổn về hành vi, cáu gắt, không kiểm soát được cảm xúc, thậm chí mắc các bệnh về thần kinh.

Có thể thấy rằng, stress là một trong những bệnh nghề nghiệp 'mãn tính' và nguy hiểm của nghề giáo. Cần có những biện pháp giảm thiểu và cải thiện chất lượng đời sống tinh thần cho giáo viên.

Bí quyết giảm stress cho giáo viên

Nghề giáo, nghề trồng người là nghề cao quý trong xã hội. Tuy nhiên thường xuyên gặp stress làm giảm chất lượng cuộc sống của nhiều giáo viên. Để giải quyết vấn đề này, cần có những yếu tố chủ quan và khách quan.

Giảm thiểu stress để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui

Giảm thiểu stress để mỗi ngày đến lớp là một ngày vui

Về chủ quan, bản thân giáo viên cần thay đổi cách làm việc và có lối sống lành mạnh: sắp xếp hợp lý giữa giảng dạy và cuộc sống riêng, tránh ôm đồm nhiều việc và cần có thời gian thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng

Bên cạnh đó, cần có lối sống lành mạnh: không sử dụng các chất kích thích: rượu bia thuốc lá…, thường xuyên luyện tập thể thao và hạn chế những thói quen không tốt.

Về khách quan, các cấp quản lý về giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng cuộc sống của giáo viên với những biện pháp tích cực hơn nữa. Trước hết, không nên đè nặng trách nhiệm về thành tích đối với giáo viên, đảm bảo các quyền lợi chính đáng về kinh tế và tinh thần.

Đồng thời thường xuyên  tổ chức các cuộc thi để nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ để giáo viên có cơ hội học hỏi, trau dồi thêm kiến thức… Có như vậy, giáo viên có thể giảm thiếu stress và nâng cao chất lượng giảng dạy và với họ mỗi ngày đến lớp là một ngày vui.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật