Không phải cứ bướu cổ là phải mổ, hãy áp dụng biện pháp đơn giản này

​Ni cô Đàm T là một trong những ni cô còn trẻ, tu tại chùa VH đã gần 3 năm. Nữ tu hành mắc bệnh bướu cổ và đã được điều trị ở nhiều bệnh viện và ở nhiều phòng chẩn trị đông y, nhưng bệnh không thuyên giảm.

Ni cô đến với chúng tôi trong tâm trạng bi quan bán tín, bán nghi, không biết ở cái cơ sở điều trị cuối cùng này liệu có giải quyết được gì hơn cho mình không?

Sau khi thăm khám tỉ mỉ, thu lượm đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, chúng tôi đã kết luận bệnh nhân bị bướu giáp lan tỏa với hội chứng thiểu năng tuyến giáp Chúng tôi đã điều trị tích cực cho bệnh nhân bằng nội tiết tố giáp trạng (hoóc-môn tuyến giáp).

Sáu tháng sau, ni cô đến khám kiểm tra lại, tất cả các dấu hiệu thiểu năng tuyến giáp như: mệt mỏi phù miệng chán ăn bi quan đã biến mất, các xét nghiệm cận lâm sàng như: T3, T4, FT4, TSH đã trở lại bình thường, kích thước của tuyến giáp cũng nhỏ lại gần bình thường.

Đi khám bệnh cùng với ni cô lần này còn có thêm 4 vị tu sĩ trẻ nữa cũng bị bệnh bướu cổ gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống thanh bình của các nhà tu hành.

Trong số 4 vị tu sĩ kể trên, có 3 vị đã được chúng tôi điều trị khỏi bằng nội khoa, nội tiết bảo tồn, còn một vị đã được chúng tôi điều trị bằng phẫu thuật- cắt bỏ bướu giáp đa nhân, đa nang với kết quả giải phẫu bệnh là các bướu giáp thể keo lành tính 

Qua kinh nghiệm kể trên, chúng tôi đã rút ra được hai kinh nghiệm sau đây:

Cần phải chẩn đoán chính xác bằng các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm T3, T4, FT4, TSH kết quả siêu âm Doppler màu tuyến giáp, chuyển hóa cơ bản và nếu cần, phải kiểm tra bằng xạ hình, xạ ký tuyến giáp, xét nghiệm tế bào học u giáp, trước khi áp dụng phương pháp điều trị thích hợp, cho bệnh nhân lời khuyên về chế độ, sinh hoạt phù hợp.

Không phải tất cả các bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ đều phải điều trị bằng phẫu thuật như nhiều người đã nghĩ mà có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ đã được điều trị bảo tồn lành khỏi bằng các thuốc đặc trị và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp với từng loại bướu cỡ khác nhau. Ví dụ: nếu có hội chứng cường giáp - bệnh nhân phải tránh ăn thức ăn có nhiều chất iode như muối iode rau câu rong biển, các thức ăn biển...

Nếu có hội chứng thiểu năng giáp hoặc suy giáp nên ăn muối iode, tránh ăn nhiều thức ăn khó cung cấp iode như: bắp cải, đậu nành… Tuy vậy, nếu đã có kết quả xét nghiệm tế bào học xác định chẩn đoán là ung thư tuyến giáp thì chỉ định mổ càng sớm càng tốt - cắt bỏ u giáp 2 bên kèm theo cắt bỏ các hạch cổ 2 bên và các tổ chức phần màng xung quanh u giáp ác tính… Sau mổ, cần điều trị liên tục bằng các thuốc đặc trị ung thư tuyến giáp (hóa trị) hoặc bằng xạ trị

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật