Phòng chống đuối nước: Những điều mà ngay cả người biết bơi cũng cần nắm chắc để sống sót khi đi bơi

Dù bạn biết bơi hay không biết bơi thì việc đuối nước vào mùa hè cũng là điều luôn luôn có thể xảy ra. Do đó, việc nắm chắc những nguyên tắc để phòng chống đuối nước là vô cùng quan trọng.

Tử vong do đuối nước vào mùa hè – Câu chuyện chưa bao giờ cũ

Sáng 1.6, UBND xã Duy Vinh (H.Duy Xuyên, Quảng Nam) cho biết trên địa bàn xã mới xảy ra vụ đuối nước thương tâm. Theo thông tin ban đầu, vào lúc 15 giờ 30 ngày 31.5, anh Phan Công Phước (27 tuổi, ở thôn Trà Nam, xã Duy Vinh) cùng một số người bạn rủ nhau ra sông Bàn Thạch mò con sìa (dộp dộp, một loại thủy sản).

Khi đến đoạn sông giáp ranh giữa xã Duy Vinh và xã Duy Thành (H.Duy Xuyên), anh Phước không may bị trượt chân ngã xuống sông. Ứng cứu nhưng không kịp, nạn nhân đã chìm xuống sông mất tích. Đến 18h cùng ngày, nạn nhân được tìm thấy và xác nhận tử vong

Đuối nước dẫn đến tử vong là câu chuyện rất đáng lưu tâm vào mùa hè.

Đuối nước dẫn đến tử vong là câu chuyện rất đáng lưu tâm vào mùa hè.

Đây chỉ là một trong những trường hợp bị tử vong thương tâm do đuối nước. Vào những năm trước, đuối nước cũng là câu chuyện thường xuyên xảy ra, nhất là với trẻ em Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai), trẻ có thể bị ngạt nước ngay tại nhà do ngã vào xô, chậu nước, bồn cầu… hoặc ngã xuống ao hồ, sông ngòi khi mải chơi, chạy nhảy trên bờ…

Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Ngạt nước khiến nạn nhân bị ngừng thở tim đập chậm lại theo phản xạ dẫn tới thiếu oxy máu và tử vong.

Nhiều trường hợp bị ngạt nước được sơ cứu kịp thời nhưng không đúng cách còn để lại di chứng về sau, ảnh hưởng đến khả năng vận động, lời nói và sự phát triển của trẻ.

Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước.

Đuối nước là một dạng của ngạt do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước.

Chủ động phòng chống đuối nước, không chủ quan ngay cả khi biết bơi

Đối với trẻ nhỏ

Để chủ động phòng ngừa đuối nước ở trẻ em, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Làm cửa chắn và rào chắn quanh nhà nếu nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ...

2. Làm rào chắn quanh ao, hố nước, rãnh nước gần nhà nơi trẻ dễ tiếp cận và có nguy cơ bị đuối nước.

3. Đặt biển cảnh báo ở những nơi có nguy cơ gây đuối nước (hồ, ao, mương, máng, sông, ngòi, vùng nước xoáy…).

Cho trẻ tham dự các lớp học kiến thức an toàn dưới nước, lớp học bơi và kỹ năng sống sót, lớp sinh hoạt hè do địa phương tổ chức sẽ hạn chế nguy cơ đuối nước.

4. Sử dụng nắp đậy bằng vật liệu cứng, an toàn cho bể nước, giếng khơi, dụng cụ chứa nước (lu nước, thùng nước, chậu nước, bồn tắm,…)

5. Giám sát kỹ trẻ khi đến khu vực có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm.

6. Đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông.

7. Cho trẻ tham dự các lớp học kiến thức an toàn dưới nước, lớp học bơi và kỹ năng sống sót, lớp sinh hoạt hè do địa phương tổ chức.

8. Mặc áo phao cho trẻ khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy (tàu, xuồng, thuyền, đò,…).

9. Khi gặp trẻ đuối nước cần gọi người hỗ trợ, chỉ cứu trẻ bị đuối nước nếu biết bơi và biết cách cứu đuối.

Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

Đối với trẻ lớn và người lớn

- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.

- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.

- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.

- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.

Nếu chẳng may thấy có nạn nhân bị đuối nước, chúng ta cần thực hiện các kỹ năng sơ cứu đuối nước.

Nếu chẳng may thấy có nạn nhân bị đuối nước, chúng ta cần thực hiện các kỹ năng sơ cứu đuối nước.

Nếu chẳng may thấy có nạn nhân bị đuối nước, chúng ta cần thực hiện các kỹ năng sơ cứu đuối nước càng nhanh càng tốt trong lúc đợi xe cấp cứu đến đưa nạn nhân vào bệnh viện để cứu sống kịp thời.

Chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, nếu đuối nước, đặc biệt ở nơi sông ngòi hồ ao, sau khi cấp cứu ban đầu, kể cả thở được dứt khoát phải đưa đến cơ sở y tế vì phù phổi cấp tổn thương nó sẽ xảy ra ngay sau đó khoảng vài giờ.

Nếu đến bệnh viện, chụp phổi sẽ phát hiện ra phù phổi để điều trị kịp thời. Phù phổi tiến triển rất nhanh, như 'nước thủy triều dâng', vì vậy hết sức nguy hiểm, không được chủ quan.

Sơ cứu đuối nước đúng cách và kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi thấy nạn nhân bị đuối nước, cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu sau:

Với trẻ nhỏ

- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách, đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí và được giữ ấm.

- Lay gọi trẻ. Nếu trẻ không đáp ứng hoặc quan sát lồng ngực thấy không di động thì có nghĩa là trẻ đã ngừng thở. Lúc này, bạn cần nhanh chóng hô hấp nhân tạo cho trẻ. Cách hô hấp nhân tạo thực hiện như sau:

Đặt trẻ nằm ưỡn cổ, nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hoặc khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở mũi, miệng. Tiếp đó, người cấp cứu thực hiện hà hơi, thổi ngạt.

- Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực trong trường hợp nếu sau 5 lần hà hơi, thổi ngạt mà tim trẻ vẫn ngừng đập. Ép tim, thổi ngạt nên làm 5-10 phút. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần 3 giây. Cách thực hiện ép tim ngoài lồng ngực như sau:

Ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương dưới ức phối hợp thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2, tức là sau 30 lần ấn tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt. Nếu cùng lúc có 2 người cấp cứu thì thực hiện theo tỉ lệ 15:1. Lưu ý: Khi thổi ngạt với trẻ nhỏ, người thổi phải áp miệng thật sát vào mũi, miệng trẻ. Đối với trẻ lớn, áp sát miệng vào miệng trẻ và dùng tay bịt mũi để hơi thở đi vào phổi.

Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực trong trường hợp nếu sau 5 lần hà hơi, thổi ngạt mà tim trẻ vẫn ngừng đập.

- Sau khi tỉnh, trẻ sẽ nôn ra nhiều nước, lúc này bạn cần đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối 2 bên vai, nới rộng quần áo để tránh ngạt thở

- Chuyển đến cơ sở y tế để thăm khám lại ngay cả khi trẻ có vẻ hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu. Trong quá trình vận chuyển cần tiếp tục các biện pháp sơ cứu nếu cần và đảm bảo sưởi ấm hoặc ủ ấm cho trẻ.

Với người lớn

- Đánh giá đường thở hô hấp và tuần hoàn: Yêu cầu một người gọi 911 và kiểm tra ABC. Xác định xem người đó vẫn đang thở bình thường và không có vật gì cản trở đường thở. Nếu họ không thở, bắt mạch cổ tay hoặc ở phía bên cổ trong 10 giây.

- Tiến hành hồi sức tim phổi: Nếu không bắt được mạch, tiến hành hồi sức tim phổi. Đặt gót tay lên ngực nạn nhân hoặc đặt chồng hai tay. Ép tim 30 lần với tần số 100 lần/phút. Ấn sâu khoảng 5 cm. Kiểm tra xem nạn nhân đã bắt đầu thở chưa. Lưu ý là không được ấn vào xương sườn.

- Hỗ trợ hô hấp nếu nạn nhân không tự thở được: Bạn có thể hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân như sau: Để cổ nạn nhân ngửa và nâng cằm lên. Kẹp mũi lại, áp miệng vào miệng của nạn nhân và thực hiện 2 lần, mỗi lần 1 giây. Theo dõi để đảm bảo ngực nạn nhân vẫn nở ra bình thường. Hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim.

- Tiếp tục thực hiện việc đó đến khi nạn nhân tự thở hoặc được cấp cứu.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật