Những điều mẹ bầu cần phải biết về đau đẻ và sinh con
1. Hướng dẫn trên phim ảnh đều sai
Phim ảnh, các chương trình truyền hình, thậm chí sách hướng dẫn đưa ra những hình tượng về việc vỡ ối hay sinh con thường theo quy trình vỡ ối ào ạt, chồng vội vã lấy đồ rồi tới bệnh viện
Trên thực tế, khi nước ối rò rỉ, thì nó vẫn tiếp dục diễn ra chứ không trào ra ngoài một cách ồ ạt, ra hết rồi thôi. Thai nhi cũng không ra đời ngay sau khi vỡ ối, mà đó là cả một qua quy trình dài, đầy khó khăn đau đớn.
2. Ngày dự kiến hay tháng dự kiến sinh mới chuẩn?
Khi bác sỹ đưa ra ngày dự kiến sinh, đó đơn thuần chỉ là dự đoán hoặc gợi ý để cho việc chuẩn bị được cho ca vượt cạn được chu đáo. Chu kỳ mang thai thường trong khoảng 37 tới 42 tuần, nghĩa là em bé chào đời có thể trước hoặc sau ngày dự kiến sinh.
Không nên nghĩ quá nhiều về ngày dự kiến sinh, mà chỉ nên dự tính về tháng mấy bạn sẽ sinh mà thôi.
3. Gây tê ngoài màng cứng không phải là giải pháp duy nhất
Có nhiều tác dụng phụ khi gây tê ngoài màng cứng để giảm cơn đau chuyển dạ Ví như làm chậm quá trình vượt cạn, thậm chí phải nhờ đến sự can thiệp của bác sỹ.
Tuy nhiên, nếu quá trình sinh nở đã diên ra trong khoảng thời gian dài, thì việc gây tê màng cứng lại có thể thúc đẩy tốc độ. Ngoài phương pháp này, mẹ bầu có thể kết hợp với kỹ thuật thở, vị trí dặn đẻ để giảm đau co bóp dạ con.
4. Mỗi bác sỹ có một cách hướng dẫn đẻ khác nhau
Mỗi người một ý kiến, không loại trừ bác sỹ trong chuyện sinh nở, nên quyết định đôi khi vẫn phụ thuộc vào chính mẹ bầu. Một số bác sỹ thích chủ động, nên có sự can thiệp trong quá trình vượt cạn. Ngược lại một số muốn quy trình đó diễn ra tự nhiên nhất có thể.
5. Thư giãn và bình tĩnh
Như đã đề cập ở trên, bạn không phải quá nóng vội lao tới bệnh viện khi rò rỉ nước ối. Dấu hiệu sinh chuẩn xác nhất dựa vào cơn đau chuyển dạ Nếu mỗi cơn đau chỉ cách nhau 4 phút, kéo dài 1 phút mỗi lần, thì việc lâm bồn chắc chắn sắp diễn ra.
Do vậy, hãy thư giãn và bình tĩnh nghe theo tiếng nói của cơ thể.
6. Trải nghiệm tuyệt vời
Có ca vượt cạn thuận lợi hay khó khăn không phụ thuộc vào một mũi tiêm gây tê ngoài màng cứ hay bất kỳ cứ gì tác nhân bên ngoài. Theo những cuộc khảo sát, mẹ bầu thường cho rằng nếu được chăm sóc và đổi xử tốt khi vượt cạn, thì họ đều có trải nghiệm tuyệt vời cho đến lúc nghe thấy tiếng con khóc chào đời.
Ngoài ra, không nên kỳ vọng quá nhiều vào những điều viển vông về sinh con Hãy đảm bảo bạn có những hiểu biết cơ bản về những gì sắp diễn ra.
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:01 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:05 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:01 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:00 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:08 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:00 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:04 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:07 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:06 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:05 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023