Mang thai: Nguyên nhân và cách kiểm soát cân nặng thế nào?

Thai phụ giảm ăn vặt, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để giữ cân nặng ổn định.

Khi có thai cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi, ngoài ra còn có những thay đổi về chuyển hóa cơ bản, sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến biểu hiện chán ăn một hoặc nhiều món buồn nôn nôn ợ nóng táo bón dẫn đến thời kỳ gọi là 'ốm nghén' như: biểu hiện chán ăn một hoặc nhiều món buồn nôn nôn ợ nóng táo bón Những thay đổi này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự tăng cân của thai phụ, khiến họ không tăng cân thậm chí bị sụt cân đi.

Chính vì vậy, khi qua được thời gian đầu này, thai phụ có tâm lý ăn 'trả bữa', bù lại thời gian trước và ngày càng trở nên mất kiểm soát. Một nguyên nhân khác về tâm lý đối với những thai phụ lần đầu có con sẽ được gia đình 'tận tình chăm sóc' bằng đủ loại thực phẩm giàu dinh dưỡng dễ dẫn đến quá đà.

Để tránh được việc này, thai phụ nên kiểm soát chặt chẽ việc tăng cân trong thai kỳ Cụ thể như sau: mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị tại Việt Nam là từ 10 - 12kg, trong đó: 3 tháng đầu thường tăng khoảng 1kg, 3 tháng giữa 4 - 5kg, 3 tháng cuối tăng 5 - 6kg. Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1kg là tăng cân ít.

Kiểm soát chế độ ăn uống: giảm ăn vặt chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, ăn có nhiều chất xơ uống đủ nước và không quên tập thể dục nhẹ nhàng cho vừa sức. Việc tập thể dụng cũng giúp cho việc sinh con sau này cũng trở nên dễ dàng hơn.

Khám thai định kỳ: trong quá trình khám thai, thai phụ nên được theo dõi diễn biến cân nặng của mẹ, ước chừng diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm. Ngoài ra, thai phụ nên được kiểm tra đường huyết và đường niệu khi khám thai.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật