Cần làm gì khi trẻ nhỏ thở khò khè? Có nguy hiểm gì không?

Hiện tượng khò khè rất thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Chào Bác sĩ! Con cháu sinh ra được 20 ngày tuổi. Lúc sinh bé bị ngạt, Bác sĩ đã hút đờm ra nhưng vẫn còn đờm trong họng, giờ bé ngủ cứ thở khò khè và thở bằng miệng đôi khi bé thở gấp lồng ngực bé rung lên, và bé không khóc được to vì cổ họng bé còn đờm, mỗi lần khóc là bé phải cố hết sức mới khóc được thành tiếng. Nhưng bé không dùng 1 loại thuốc nào? Bác sĩ cho cháu hỏi cứ để bé thở như thế có nguy hiểm gì không và đờm có tự tiêu được không, nếu không cháu phải làm thế nào. Lúc đầu cháu nghĩ bé thở khò khè vì bé bị cảm lạnh nhưng cháu nhìn mũi bé thì khôg hề có nước mũi xin Bác sĩ cho cháu lời khuyên. Cháu xin cảm ơn!

Tư vấn từ  PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng-Chuyên khoa Nhi-Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng

Xin chào bạn,

Như bạn mô tả thì con bạn mới được 20 ngày tuổi. Lúc sinh bé bị ngạt, Bác sĩ đã hút đờm ra nhưng vẫn còn đờm trong họng, giờ bé ngủ thở khò khè và thở bằng miệng đôi khi bé thở gấp lồng ngực bé rung lên, và bé không khóc được to vì cổ họng bé còn đờm, mỗi lần khóc là bé phải cố hết sức mới khóc được thành tiếng… Chắc bạn đang rất lo lắng vì em bé còn quá nhỏ không biết phải chăm sóc ra sao.

Bạn không nói rõ em bé sinh ra cân nặng bao nhiêu, sinh đủ tháng hay thiếu tháng, có bệnh gì trong giai đoạn sơ sinh hay không. Thông thường, các em bé sơ sinh hay có biểu hiện khò khè, khụt khịt mũi do bị tắc mũi nghẹt mũi vì lỗ mũi của bé rất nhỏ, dễ bị tắc do vảy mũi bít đóng trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị viêm tắc mũi làm cho cháu khó thở Một số trẻ sơ sinh cũng có nhiều đỡm dãi gây ra tiếng thở khò khè.

Trẻ thở khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp Nếu nhẹ, bạn có thể tự nhận biết được khi nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy). Hiện tượng khò khè rất thường gặp ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây khò khè, phổ biến nhất là trẻ bị lạnh, tăng tiết đờm dãi trẻ bị viêm phổi viêm tiểu phế quản trào ngược dạ dày thực quản mềm sụn thanh quản hẹp lỗ mũi sau ngạt mũi nhưng thường không liên quan đến hút đờm nhớt không sạch trong khi sinh. Nếu bé không ho không khó thở ăn tốt tăng cân bình thường, không sốt thì bạn cứ yên tâm, không nên lo lắng gì. Nếu bạn thấy cháu ho, khó thở, sốt cao thì bạn cần cho bé đến Bác sĩ chuyên khoa nhi để khám và điều trị. Điều bạn nên thực hiện là đưa cháu đến Bác sĩ nhi để khám tìm nguyên nhân, có phải khò khè liên quan đến các bệnh lý của đường hô hấp hay không?

Trong trường hợp chưa đi khám được thì bạn có thể cho cháu nhỏ mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý và hút đờm dãi cho cháu.

Chúc bạn và cháu luôn khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật