Tác hại của lông thú cưng đối với trẻ em trong các gia đình

Chó, mèo là hai vật nuôi phổ biến trong các gia đình và rất gần gũi với con người. Và chính sự gần gũi ấy mà khả năng lây bệnh từ thú cưng sang con người là vô cùng nhanh chóng và dễ dàng. Đặc biệt là khi nhà có trẻ nhỏ.

Tác hại của lông chó mèo

- Khi chó, mèo gãi hay rũ lông là bụi trong lông và cả những sợi lông của chúng sẽ bay ra, bám lại trên thảm, các vật dụng trong nhà. Từ đó dễ dàng gây ra di ứng đối với những người mẫn cảm.



- Lông trên cơ thể động vật có tính bám dính rất cao. Chúng sẽ bám vào người, vào quần áo, đồ đạc, và đương nhiên sẽ bám lên giường, chăn nệm khi trẻ cho chúng ngủ cùng. Và khi trẻ hít thở sẽ vô tình hít chúng vào trong khí quản, gây kích thích và sưng đường hô hấp Ở những trẻ mẫn cảm, khi những vật lạ này xâm nhập vào cơ thể do hít phải hoặc qua niêm mạc mắt và mũi, chúng có thể gây dị ứng cho trẻ.

- Lông thú cưng cũng chính là thủ phạm khiến bệnh nhân nhí bị các cơn khó thở hay bệnh hen phế quản Nếu trẻ có bệnh hen, lông chó mèo có thể khiến trẻ khởi phát cơn hen cấp tính gây khó thở khò khè, tức ngực, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

- Trẻ em nói riêng và con người nói chung có khả năng nhiễm ấu trùng ký sinh trùng từ chó mèo, vật nuôi. Một trong những ký sinh trùng nguy hiểm thường trực trong ruột non của chó là sán dải. Chúng phát triển làm cho người lớn, trẻ nhỏ bị đau bụng tiêu chảy ngứa ngoài da dị ứng

Cách đề phòng lây bệnh từ lông chó mèo

- Theo chuyên gia, chó, mèo phải được tắm từ 1-2 lần/tuần bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông. 

- Khi vật nuôi có các biểu hiện bị bệnh như rụng lông, ngứa ngáy, bỏ ăn,… mọi người cần đưa ngay chúng đến phòng khám

- Để phòng ngừa các bệnh lây truyền từ vật nuôi gia đình bạn cần kiểm tra sức khỏe tiêm chủng uống thuốc diệt sán định kỳ cho vật nuôi. 

- Lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi.

- Cha mẹ cần dạy bé thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vì phân và nước tiểu của con vật thải ra làm chăn, giường bị bẩn, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh, đồng thời phải luôn phải để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với chó, đặc biệt là những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi,…

- Với những bé lớn tuổi hơn, cha mẹ cần phải dặn dò con, dạy con hiểu cách đề phòng vật nuôi: không đùa giỡn, thò tay vào miệng chó, không được đùa nghịch thái quá khiến chúng nổi giận.



- Thường xuyên hút bụi để hút hết lông, lau nhà bằng nước sát trùng và cho trẻ rửa tay ngay sau khi chơi đùa hoặc bế chó, mèo.

Với những chia sẻ về tác hại của lông chó mèo đối với sức khỏe trẻ nhỏ giúp các bạn biết được tác hại khôn lường khi để trẻ tiếp xúc nhiều với vật nuôi. Vật nuôi dù được chăm sóc kĩ như thế nào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho trẻ, vì vậy phụ huynh bé cần lưu ý khi nuôi chó mèo trong nhà nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật