Những mốc phát triển quan trọng của thai nhi nên lưu ý

Mỗi gian đoạn của thai kỳ có nhiều thay đổi khác nhau mà mẹ bầu cần lưu ý để dự phòng những bất thường có thể xảy ra.

Tuần thứ 8

Theo Boldsky, vào tuần thứ 8 của thai kỳ đôi mắt và đôi tai của bé bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn thai nhi dài khoảng 2cm, khuôn mặt bắt đầu phát triển.

Tuần thứ 12

Chiều dài của thai nhi được 5cm trong suốt tuần lễ thứ 12 của thai kỳ. Cơ thể bé phát triển gần như đầy đủ với ngón tay móng tay ngón chân, tai, mắt hoàn thiện.

Tuần thứ 13

Bộ phận sinh dục của em bé bắt đầu phát triển trong tuần thứ 9 của thai kỳ. Nhưng phải đến tuần thứ 12, mới phân biệt rõ ràng đó là bộ phận sinh dục trai hay gái.

Tuần thứ 20

Chiều dài của em bé được 18cm tính từ đỉnh đầu đến mông và em bé bắt đầu di chuyển bên trong tử cung Thời điểm này, bạn có thể nhìn thấy lông mày, móng tay của bé rất phát triển.

Trong bụng mẹ, thai nhi trải qua nhiều mốc phát triển khác nhau (Ảnh minh họa: Internet)

Trong bụng mẹ, thai nhi trải qua nhiều mốc phát triển khác nhau (Ảnh minh họa: Internet)

Tuần thứ 24

Thời điểm này thai nhi có thể nghe thấy tiếng nói từ bên ngoài tử cung và có thể phản ứng lại. Khuôn mặt và các cơ quan của bé phát triển hoàn toàn trong thời gian này. Các lớp da mỏng và nhăn nheo, nhưng được bảo vệ bởi một lớp sáp cứng cáp.

Tuần thứ 27

Em bé đã có thể tự thở bên trong tử cung, mà không cần thông qua phổi. Tuần thứ 27 của thai kỳ, phổi của bé thực sự có thể hít thở không khí bên ngoài.

Tuần thứ 28

Đây là thời điểm phát triển hoàn thiện các giác quan của thai nhi. Em bé trong bụng mẹ có thể ngửi thấy mùi giống như người lớn.

Tuần thứ 32

Em bé bắt đầu mở mắt trong bụng mẹ ở tuần thứ 32 của thai kỳ. Sẽ có những thay đổi vị trí của thai nhi. Bé bắt đầu quay ngược xuống, đầu hướng về phía cửa âm đạo. Mẹ có thể cảm nhận mạnh mẽ những động chạm từ tay và chân của bé. Chiều dài của bé trong thời gian này là 44 - 55cm từ đầu đến chân.

Tuần thứ 40

Thai nhi ở giai đoạn tuần thứ 40 đã phát triển đầy đủ và đủ tháng. Khi này, đầu em bé đã nằm hoàn toàn ở cửa cổ tử cung của mẹ. Khi ra ngoài, trọng lượng bình thường của bé khoảng 2 - 3kg. Một số trẻ phát triển có trọng lượng tối đa là 5kg.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật