Bị rắn cắn - Làm sao để biết rắn có độc hay không?

Khi bị rắn cắn, về chuyên môn, khi xem vết cắn bà con mình có thể phân biệt được rắn nào độc và rắn nào không độc.

Bé Nguyễn Hoài Bảo N., 12 tháng tuổi, nhà ở Phường 3, TP Mỹ Tho, Tiền Giang được mẹ đưa vào bệnh viện Tiền Giang vì bị rắn cắn

Theo lời mẹ bé kể, bé đang đi lẫm chẫm đến góc nhà bỗng khóc ré lên. Người mẹ choàng dậy thì nhìn thấy con đang ngồi bệt dưới đất, đưa bàn tay lên khóc, cạnh đó là con mèo và con rắn đang vờn nhau. Gia đình vội đưa bé vào bệnh viện đồng thời đập chết con rắn.

Tại bệnh viện bác sĩ khám thấy bé có vết cắn ở cổ tay trái, gồm các lỗ nhỏ đều nhau tạo thành hai vòng cung, mà không thấy vết của móc độc nào, vết thương màu đỏ, không sưng, không bầm, không chảy máu

Hình vết rắn cắn trên tay bé N. rất may mắn không phải do rắn độc cắn.

Hình vết rắn cắn trên tay bé N. rất may mắn không phải do rắn độc cắn.

Bác sĩ nhận định, đây là vết cắn của rắn không độc, có thể là rắn nước. Mùa này khô hạn, các mương đìa xung quanh nhà cạn hết nước nên rắn đang đi tìm nước thì gặp con mèo chặn lại, dồn rắn vào góc nhà, bé vô tình chạm đến rắn nên mới bị cắn. Bác sĩ cho thuốc giảm đau theo dõi trong đêm, nếu ổn thì cho về.

Khi bị rắn cắn, về chuyên môn, khi xem vết cắn bà con mình có thể phân biệt được rắn nào độc và rắn nào không độc như sau:

Loại rắn không có độc: Đây là loài rắn thường, không gây ra các phản ứng cho nạn nhân. Vết cắn loại rắn này thường thấy cả 2 hàm răng với những chấm nhỏ hình vòng cung và đặc biệt không có vết răng nanh.

Loại rắn có độc: Đây là loại rắn rất nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ như: miệng bị cứng lại không há được, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt khó thở không thở được, nôn ra máu… Nạn nhân bị rắn độc cắn vết cắn thường để lại ít dấu răng nhưng đặc biệt sẽ để lại 2 vết răng nanh, mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng chừng 5mm và 1 số vết răng nhỏ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật