Diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư giai đoạn khám thế nào?

Ngày nay bệnh nhân ung thư sống lâu hơn và được khỏe mạnh hơn so với trước.

'Khái niệm chăm sóc tâm lý' không phải chỉ bao hàm là quan tâm đến sự phiền muộn của những người đang dần chết đi, mà còn bao hàm cả sự quan tâm đến diến biến tâm lý lúc biết mắc bệnh, trong quá trình chữa bệnh và phục hồi sức khỏe sau điều trị.

Nghiên cứu ở Hoa kỳ 1986 về tâm thần bệnh nhân ung thư cho thấy 47% có triệu chứng cần thiết phải điều chỉnh.

Giai đoạn đi thăm khám bệnh: Nhiều bệnh nhân chỉ nghĩ đến ung thư nhắc đến ung thư đã hoảng hốt mất ăn mất ngủ Đọc sách báo tuyên truyền rồi vận vào những triệu chứng của mình thế là lo nghĩ luẩn quẩn. Nhưng nhiều người chủ quan, mặc dù bệnh đã lở loét, di căn hạch mới bỏ công việc đi khám bệnh thì đã quá muộn rồi.

Trong những bối cảnh đó, thầy thuốc phải hiệu chỉnh những phản ứng sai của bệnh nhân cho thích hợp.

Tâm thần bệnh nhân Ung thư cho thấy 47% có triệu chứng cần thiết phải điều chỉnh (Ảnh: Internet)

Tâm thần bệnh nhân Ung thư cho thấy 47% có triệu chứng cần thiết phải điều chỉnh (Ảnh: Internet)

1. Thái độ thích hợp:

Bệnh nhân tin tưởng vào thầy thuốc vào cơ sở điều trị đến viện với lòng tự tin. Cần an ủi bệnh nhân bằng niềm tin vào chuyên môn và nghề nghiệp: Có những xét nghiệm chính xác để phát hiện ung thư và có những biện pháp điều trị đặc hiệu.

2. Những thái độ không phù hợp.

- Quan trọng hóa vấn đề: bệnh nhân trình bày những rối loạn đơn giản nhưng gán ghép cho là ung thư.

- Quá lo lắng: Các bệnh nhân cứ khăng khăng cho mình bị ung thư, mặc dù các khám nghiệm cho thấy không có gì đáng ngại. Nếu nỗi lo đó kéo dài thành hoang tưởng bị bệnh cần đi khám tâm thần.

- Chối bỏ sự thật: bệnh nhân luôn chủ quan cho mình mạnh khỏe, nên ít đến bác sỹ thăm khám, làm chậm chẩn đoán. Cần động viên họ, và đảm bảo với họ rằng sẽ có được chăm sóc y tế tốt nhất, chẩn đoán chính xác và nhanh chóng, điều trị có tiên lượng tốt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật