Liệt dây thần kinh số VII - Tập luyện như thế nào để hiệu quả?

Cách đây 5 tháng tôi bị chấn thương vùng đầu dẫn tới vỡ xương đá và liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên cả hai bên. Hiện nay, tôi bị liệt mặt: 2 mắt nhắm không kín, môi không tự mím lại được. Tôi đã đi khám và phẫu thuật giảm áp dây thần kinh số VII nhưng tình trạng vẫn không giảm. Xin hỏi, bệnh của tôi có chữa được không? Tôi nên đi khám ở đâu? Có cách tập luyện nào giúp chữa bệnh này không?

Xương đá nằm sâu trong hộp sọ, tuy là dạng “kín”, nhưng khi vỡ vẫn có thể thông với bên ngoài qua hòm nhĩ. Mặt khác, do xương đá không còn tạo cốt bào nên khi bị vỡ không hàn lại được nên dễ đưa tới các biến chứng và di chứng. Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của vỡ xương đá là chảy máu tai, điếc ù tai chóng mặtliệt mặt ngoại biên Liệt dây thần kinh số VII do vỡ xương đá chỉ là một biến chứng nhỏ. Bạn nên đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng của vỡ xương đá như viêm nhiễm ở tai, mũi, họng; viêm màng não Liệt dây thần kinh số VII là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý về dây thần kinh. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến trạng thái tâm lý, khả năng giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên. Trường hợp nặng (như bạn) thì việc phẫu thuật để giảm áp dây thần kinh là cần thiết. Đối với các trường hợp nhẹ và sau phẫu thuật giảm áp thì các phương pháp điều trị không dùng thuốc như: châm cứu (ôn châm, điện châm), xoa bóp, ấn huyệt, tập luyện cơ... được đánh giá cao vì đạt kết quả tốt và hầu như ít thấy biến chứng.

Bạn nên đến khám tại các bệnh viện y học cổ truyền để được tư vấn chi tiết và đánh giá cụ thể tổn thương, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Cùng với điều trị bệnh tại bệnh viện bạn cần kết hợp với tự tập luyện phục hồi chức năng: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 4-5 phút bạn nên tự xoa bóp cơ mặt, bắt đầu từ cằm lên trán nhằm tăng cường tuần hoàn chống sự co cứng cơ mặt. Nên đứng trước gương xoa bóp để động tác chuẩn xác hơn. Muốn bệnh nhanh khỏi, bạn nên bổ sung thêm vitamin D và khoáng chất (magiê, calcium, kaliclorua,...); ăn nhạt và ăn ít chất ngọt. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật