Mất tiếng: Nguy cơ ngày càng tăng cao do bệnh nghề nghiệp

Bạn hãy tưởng tượng xem, mọi việc sẽ khó khăn thế nào nếu không thể giao tiếp với người xung quanh bằng lời nói?

Mất tiếng: Thực trạng tại các cơ sở y tế

Tiến sĩ Ingo Titze và đồng nghiệp tại Trung tâm Quốc gia về giọng nói và Ngôn ngữ đã kiểm tra công việc của bệnh nhân tại một số trung tâm giọng nói ở Iowa, Ohio, Utah, Wisconsin và Thụy Điển. Họ thấy rằng, 3/4 số nghiên cứu kết luận rằng, giáo viên được xác định là nhóm ngành nghề thường xuyên phải điều trị khản tiếng, mất tiếng.

Bên cạnh đó, một số lĩnh vực khác bao gồm: ca sĩ, diễn viên, công nhân nhà máy, các nhà quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng… cũng phải chịu những vấn đề liên quan đến giọng nói.

Khản tiếng, mất tiếng gây ảnh hưởng lớn đến công việc

Khản tiếng, mất tiếng gây ảnh hưởng lớn đến công việc

Mất tiếng: Số liệu thống kê từ các ngành nghề

Trong cuộc điều tra khác, Tiến sĩ Titze cùng đồng nghiệp đã phân loại các đối tượng lao động bằng dữ liệu được lấy từ Cục Thống kê Lao động và các tổ chức chuyên nghiệp Mỹ, với tổng số là 123.060.000 người, chia thành nhiều ngành nghề khác nhau, bao gồm:

- Nhân viên bán hàng: Chiếm khoảng 13% lực lượng lao động Mỹ, trong đó, nhân viên bán hàng qua điện thoại chiếm 0,78%, nhưng họ chiếm tới 2,3% số trường hợp phải vào bệnh viện vì vấn đề giọng nói.

- Giáo viên: Chiếm 4,2% lực lượng lao động Mỹ. Nhóm này chiếm gần 20% số lượng trường hợp phải tìm kiếm sự giúp đỡ ở các trung tâm chăm sóc giọng nói.

Giáo viên là ngành nghề có nguy cơ rối loạn giọng nói cao nhất

Giáo viên là ngành nghề có nguy cơ rối loạn giọng nói cao nhất

- Tổng đài viên chiếm 0,13% lực lượng lao động và chiếm 0,4% trường hợp phải nhập viện vì rối loạn giọng nói.

- Ca sĩ được ước tính là 0,02% lực lượng lao động, nhưng tỷ lệ cần có sự chăm sóc giọng nói tại bệnh viện hay trung tâm y tế chiếm đến 11,5%.

Nghiên cứu này chỉ là khởi đầu của nhiều cuộc điều tra về việc sử dụng giọng nói ở nhiều ngành nghề khác nhau. Làm thế nào để có thể nói to, nói thường xuyên mà không ảnh hưởng đến giọng nói là những yếu tố quan trọng giúp phòng chống các rối loạn về phát âm.

Cách bảo vệ giọng nói, phòng ngừa mất tiếng

Thông qua con số thống kê tại Mỹ, ngành nghề bị ảnh hưởng giọng nói nhiều nhất là giáo viên, chiếm đến 20% các trường hợp nhập viện vì dây thanh phải làm việc quá sức. Và tại Việt Nam, tình trạng rối loạn giọng nói cũng rất phổ biến ở giáo viên, cũng như một số ngành nghề khác. Vì vậy, để bảo vệ giọng nói và giảm thiểu tối đa nguy cơ của “bệnh nghề nghiệp”, những người làm công việc phải nói nhiều nên sử dụng micro, loa khuếch đại, hạn chế nói quá to, quá nhiều, dành thời gian để dây thanh được nghỉ ngơi và phải có biện pháp chăm sóc giọng nói phù hợp.

Bên cạnh đó, những đối tượng này cần sáng suốt lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa khản tiếng mất tiếng. Trong đó, sản phẩm tiêu biểu được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ cây rẻ quạt kết hợp với một số thảo dược khác như: bán biên liên bồ công anh sói rừng… Sản phẩm này giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản viêm amidan khản tiếng, mất tiếng, giảm sưng, giữ giọng nói trong sáng và phòng ngừa bệnh tái phát. Từ đó, giúp những người phải nói nhiều cảm thấy yên tâm và thực hiện tốt công việc của mình.

Một giọng nói khỏe mạnh, tự tin sẽ giúp bạn thành công trong mọi công việc. Vì vậy, bạn hãy học cách giữ gìn và bảo vệ dây thanh thật tốt để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Mà cách đơn giản nhất là sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây rẻ quạt mỗi ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật