Khản tiếng là gì? Nguyên nhân và điều trị khản tiếng hiệu quả

Khản tiếng là gì?

Khản tiếng kéo dài đôi khi là triệu chứng duy nhất của rất nhiều bệnh lý như viêm thanh quản mạn tính hạt xơ dây thanh polype thanh quản hoặc nguy hiểm hơn có thể là ung thư thanh quản

Khản tiếng là biểu hiện của viêm dây thanh

Khản tiếng là biểu hiện của viêm dây thanh

Nguyên nhân gây khản tiếng

- viêm thanh quản do virus

- Phát âm quá mức (trẻ em khóc, gào thét), nói nhiều do nghề nghiệp, gây tổn thương thanh đới.

- Có vấn đề thực thể như u polyp loét ở thanh quản Bệnh nhân thường có thêm một số triệu chứng khác như đau nhiều ở họng và cổ, khản tiếng rồi mất tiếng kéo dài

- Bệnh nhược cơ, thiểu năng giáp trạng hoặc liệt hành tủy: Trong những bệnh này, cơ của thanh quản cũng yếu, có thể liệt, gây mất tiếng. Thường kết hợp với nuốt khó đau rát họng đau ngực

- Có tổn thương thần kinh thanh quản do đã được mổ ở tuyến giáp cổ, ngực phía trên thực quản làm tổn thương đến thần kinh thanh quản.

- rối loạn thần kinh trung ương.

- trào ngược dạ dày ở bệnh dạ dày tá tràng.

Mẹo điều trị khản iếng

Khi bị mất tiếng, khản iếng, cần phải hạn chế nói, hát để không làm gia tăng mức độ nghiêm trọng.

Bằng vài sự kết hợp nhỏ giữa các thực phẩm hàng ngày, người bị mất tiếng có thể cải thiện tốt tình trạng giọng nói của mình mà không cần phải sử dụng tới thuốc Sự kết hợp giữa trà đặc và muối mật ong với sữa tươi ấm… sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe cổ họng.

Điều trị khản tiếng hiệu quả bằng chanh, mật ong

Điều trị khản tiếng hiệu quả bằng chanh, mật ong

Trà đặc và muối: Có thể dùng một chút muối pha với trà đặc để súc miệng hàng ngày sau khi bị mất giọng, cho tới khi cảm thấy đã lấy lại được giọng nói.

Mật ong và sữa tươi: Thức uống được pha trộn giữa mật ong và sữa tươi ấm cải thiện đáng kể tình trạng giọng nói của người khản tiếng, mất giọng.

Mật ong và chanh tươi: Khía kiểu mũi khế ở lớp vỏ ngoài của quả chanh đặt quả chanh trong một chén nhỏ, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm.

Ngoài ra, để tránh bị khản giọng, mất giọng, trước lúc hát, có thể ngậm hoặc xúc miệng nước muối loãng. Trong quá trình ca hát có thể sử dụng vài thức uống có tác dụng bảo vệ họng như chanh muối, mơ muối… Bên cạnh đó, đối với những người có thói quen hút thuốc lá nên hạn chế và dừng việc sử dụng thuốc lá khi bị khản giọng, mất giọng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật