Một vài lưu ý khi điều trị tăng chiều cao cho trẻ mẹ nên biết
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng Khoa Thận - Nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) trả lời một số thắc mắc thường gặp của phụ huynh về việc điều trị trẻ chậm tăng trưởng chiều cao.
Tại sao trẻ bị lùn?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị lùn như do yếu tố nội tiết, di truyền bệnh mãn tính sinh nhẹ cân hoặc không rõ nguyên nhân.
Khi nào cần khảo sát?
Trẻ được khảo sát để điều trị tăng trưởng chiều cao khi chậm tăng trưởng hoặc có các biểu hiện của suy hay tổn thương tuyến yên, dù chiều cao hiện tại bình thường. Trẻ cũng cần được kiểm tra khi tốc độ tăng trưởng dưới 2 SD trong một năm hoặc dưới 1,5 SD trong 2 năm, theo bảng tiêu chuẩn phát triển chiều cao cân nặng cho trẻ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Cần làm các xét nghiệm gì?
Các xét nghiệm để xác định trẻ có cần điều trị hay không thường rất phức tạp, tốn kém, lấy rất nhiều máu và lấy máu nhiều lần khiến phụ huynh rất xót con. Trẻ phải trải qua 3 bước xét nghiệm gồm các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu và nhập viện làm nghiệm pháp động. Vì vậy việc quyết định thực hiện xét nghiệm thường được cân nhắc kỹ
Khi nào thì sử dụng nội tiết tố tăng trưởng?
Nội tiết tố tăng trưởng được sử dụng khi trẻ có bằng chứng thiếu nội tiết tố tăng trưởng toàn phần hoặc một phần hay trong một số bệnh lý di truyền khác.
Thời gian sử dụng bao lâu?
Thuốc được chích tại nhà mỗi ngày, không phải dạng uống. Thời gian lý tưởng là đến khi trẻ đạt được chiều cao mong muốn. Nếu không được thì phải sử dụng ít nhất một năm để vượt kênh chiều cao khỏi mức dưới 5%. Chích thuốc nội tiết tố tăng trưởng giúp xương tăng trưởng, cải thiện chiều cao của trẻ sự thay đổi thường rất rõ rệt, nhất là trong thời gian đầu.
Điều trị tuổi nào là hiệu quả?
Tuổi được khuyến cáo điều trị bắt đầu sau 2 tuổi. Nên điều trị càng sớm càng tốt. Ở Việt Nam, phần lớn phụ huynh khi con đến tuổi đi học, nhìn lùn hơn bạn bè thường mới bắt đầu đi điều trị. Ở nhiều nước, trẻ được theo dõi chặt chẽ ngay từ lúc mới sinh và điều trị ngay từ khi 2 tuổi. Nếu trẻ quá lớn, xương đã phát triển đầy đủ (đối với con gái tuổi xương khoảng 16, con trai khoảng 18 tuổi) thì không còn điều trị được nữa.
Tác dụng phụ của nội tiết tố tăng trưởng?
Một số tác dụng phụ có thể gặp là đau xương đau đầu tăng đường huyết phải ngưng tạm thời khi sốt cao, chấn thương, phẫu thuật...
Chi phí của điều trị thuốc nội tiết?
Việc điều trị nội tiết tố tăng trưởng được bảo hiểm y tế chi trả một phần. Chi phí phụ thuộc vào cân nặng của trẻ. Hiện nay một trẻ nặng 20kg một tháng chi phí điều trị khoảng 7 triệu đồng.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:03 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:02 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:04 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:02 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:04 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:03 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023