Những bệnh vùng kín nguy hiểm mà các bé trai có thể gặp phải
Chít hẹp da bao quy đầu
Có tới gần 80% số bé trai bị tật này, tùy mức độ hẹp nhiều hay ít.
Thường khi bé vài ba tháng tuổi thì chưa cần quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng bé từ 6 tháng trở lên, bố mẹ cần lưu ý. Bạn có thể phát hiện bằng cách vạch da quy đầu của bé xem lỗ tiểu có hẹp không? Hoặc quan sát lúc đi tiểu xem tia nước ra sao (nếu tia nước nhỏ như cái kim, bé khó tè, thậm chí da phần quy đầu phồng lên do nước và chất cặn bã tích lại thì chắc chắn bé bị bệnh này).
Hẹp bao quy đầu nếu không được xử lý sớm sẽ khiến bé đi tiểu khó, thậm chí thấy đau khóc nước tiểu ra không hết cộng với chất cặn đọng lại bên trong lâu dần thành những cục to, gây viêm nhiễm. Đây còn là một trong những nguyên nhân gây ung thư dương vật.
Cách khắc phục tật này khá đơn giản: khi bé 5 - 6 tháng, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, cứ thế mỗi lần một chút có thể khiến bao quy đầu rộng dần và trở về bình thường. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà tình hình không cải thiện hoặc do lỗ quá hẹp thì phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Thường bác sĩ chỉ cần nong và tách phần da quy đầu bị hẹp rồi hướng dẫn gia đình tiếp tục chăm sóc bé sau đó. Trẻ lớn 5 - 6 tuổi trở lên vẫn bị tật này thì thường phải can thiệp bằng cắt da bao quy đầu.
Lưu ý: bố mẹ không nên kéo phần da quy đầu quá mạnh, làm bé bị đau và có thể dẫn đến biến chứng thắt nghẽn da phần này. Nếu chẳng may gặp tình huống trên, bố mẹ phải đưa bé đến bệnh viện cấp cứu sớm.
Ẩn tinh hoàn (tinh hoàn lạc chỗ)
Đây cũng là bệnh hay gặp ở các bé trai. Bình thường khi sinh ra bé đã có 2 tinh hoàn nằm trong bìu nhưng ở một số trẻ bị dị tật, một hoặc hai bên tinh hoàn không nằm đúng chỗ mà lại ẩn ở vùng bẹn hoặc phức tạp hơn là chui vào ổ bụng. Khi ấy, bố mẹ sờ bìu của con không thấy có tinh hoàn.
Dị tật này dễ phát hiện và không cần đưa bé đi khám sớm quá, vì thời gian đầu (trước 1 tuổi) tinh hoàn có thể tự đi xuống vị trí của nó. Sau một tuổi mà vẫn không sờ thấy tinh hoàn trong bìu con thì bố mẹ nên đưa đi khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có lời khuyên cho bạn. Nếu phải can thiệp bằng phẫu thuật để hạ tinh hoàn xuống bìu thì mổ ở 3 - 4 tuổi thường thuận lợi hơn khi trẻ đã lớn.
Tinh hoàn lạc chỗ, nhất là khi nằm trong ổ bụng lâu ngày có khả năng bị ung thư hóa.
Ứ nước màng tinh hoàn
Đây cũng là bệnh lành tính và khá phổ biến ở các bé trai mà nhiều bố mẹ không để ý.
Thường lúc nằm trong bụng mẹ, trẻ nào cũng có một ống nhỏ nối liền từ bụng tới phần bìu nhưng khi sinh ra ống này bị bịt lại. Tuy nhiên, ở nhiều trẻ do còn ống thông này nên nước từ ổ bụng chảy xuống bìu gây ra bệnh nước màng tinh hoàn.
Khi đó tinh hoàn bị nằm trong một bọc nước. Bố mẹ quan sát sẽ phát hiện một hoặc cả hai bên bìu của trẻ to, nắn vào thấy một khối căng toàn nước. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng vẫn thấy bé có tình trạng trên thì nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa khám. Bệnh này thường phải xử lý bằng phẫu thuật thắt ống thông, giải thoát hết nước ở màng tinh hoàn và không cần phải quá gấp gáp.
Tuy nhiên, nếu cứ để vậy không phẫu thuật thì tinh hoàn luôn nằm trong bọc nước sẽ không phát triển được.
Thoát vị bẹn
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, chỉ sau hẹp bao quy đầu
Thường một túi nhỏ thông từ khoang bụng chui ra lỗ bẹn sẽ được bít lại khi trẻ sinh ra nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không bít lại, các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui vào và tạo nên một khối phồng ở vùng bẹn, bìu ở trẻ và gọi là thoát vị bẹn Trường hợp khối thoát vị sa xuống mà không tự lên được thì trẻ sẽ rất đau và khóc nhiều, người ta gọi là thoát vị bẹn nghẹt, cần phải đưa trẻ đi khám cấp cứu ngay, có thể phải mổ nếu không ruột sẽ bị hoại tử rất nguy hiểm.
Nhiều người nhầm lẫn bệnh này với nước màng tinh và ẩn tinh hoàn. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể phân biệt: khối phồng thường xuất hiện khi bé quấy khóc hoặc chạy nhảy, có thể di chuyển lên xuống mà không cố định, khi trẻ nằm thì xẹp đi. Các bé gái thường ít bị thoát vị bẹn hơn.
Lỗ tiểu lệch thấp
Đây là một dị tật bẩm sinh ít gặp hơn các bệnh kể trên. Bệnh cũng dễ phát hiện vì lỗ tiểu không đổ ra ở đỉnh quy đầu như bình thường mà ở một vị trí nào đó ở phần dưới dương vật, bìu khiến trẻ không tiểu tiện được bình thường mà có khi phải tiểu ngồi như bé gái. Lỗ này càng nằm xa vị trí đúng của nó thì càng khó chữa.
Bệnh này nên chữa sớm khi trẻ 5 - 6 tuổi. Nếu trẻ lớn hơn 10 tuổi sẽ khó phẫu thuật hơn, vì lúc này trẻ thường có phản xạ cương dương vật nên vết thương khó lành.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:09 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:00 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:00 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:07 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:07 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:06 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:05 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023