Rung giật cơ là gì? Biểu hiện, các thể và điều trị chứng rung giật cơ

Rung giật cơ là gì?

Động kinh rung giật cơ (myoclonic) hay múa giật là một trong những thể động kinh phổ biến, gặp ở khoảng 10% trẻ bị động kinh. Bệnh thường khởi phát trước 3 tuổi và có thể đi kèm với nhiều thể động kinh khác.

Rung giật cơ là một thể động kinh

Rung giật cơ là một thể động kinh

Đặc điểm của cơn rung giật cơ

Biểu hiện rung giật cơ

Cơn động kinh rung giật cơ thường xuất hiện bất ngờ, trong thời gian khoảng vài giây. Các cơ bắp ở toàn bộ cơ thể hoặc chỉ là một nhóm cơ ở cánh tay, vai, chân… bị tăng trương lực đột ngột, khiến các cơ bị rung giật nhanh, mạnh không tự chủ.

Người bệnh thường có biểu hiện như bị "sốc điện". Một số trường hợp cơn động kinh này lại chỉ làm các cơ bắp bị giật nhẹ. Người bệnh vẫn còn ý thức và có khả năng suy nghĩ rõ ràng trong và sau khi cơn động kinh xảy ra.

Người bình thường cũng có thể gặp phải cơn rung giật cơ trong giấc ngủ khiến họ bị tỉnh giấc, đây là một hiện tượng bình thường (Myoclonus). Sự khác biệt là cơn động kinh rung giật cơ sẽ xảy ra khi người bệnh tỉnh táo và bắt nguồn từ sự phóng điện bất thường của vỏ não.

Động kinh rung giật cơ có thể xuất hiện độc lập hoặc là một phần của các hội chứng động kinh khác bao gồm:

- Động kinh rung giật cơ thể thiếu niên (Juvenile Myoclonic Epilepsy): Cơn rung giật cơ ở cổ, vai và cánh tay thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi người bệnh thức dậy. Thể này khởi phát vào tuổi dậy thì hoặc thanh niên, đáp ứng tốt với thuốc nhưng hầu hết phải duy trì điều trị cả đời.

- Hội chứng Lennox-Gastaut: Khởi phát từ tuổi ấu thơ với sự kết hợp của nhiều thể động kinh khác nhau như động kinh nhược cơ (atonic), co cứng co giật toàn thân (Tonic–clonic), động kinh vắng ý thức… Các cơn rung giật mạnh ở cổ, vai, bắp tay ở cả hai bên của cơ thể, dạng này rất khó có thể điều trị.

- Động kinh múa giật tiến triển (Progressive myoclonic epilepsy): Đây là thể động kinh hiếm gặp, thường là sự kết hợp của động rung giật cơ với động kinh co cứng – co giật toàn thân (Tonic–clonic). Động kinh thể này điều trị rất khó khăn, thường là không thành công và mức độ bệnh nặng dần theo thời gian.

- Động kinh rung giật cơ không tiến triển (Nonprogressive myoclonic epilepsy): Rung giật cơ nhẹ ở một bên mí mắt, mặt, chân, tay kèm theo các cơn vắng ý thức. Bệnh thường khởi phát ở giai đoạn sơ sinh mức độ cải thiện dần theo tuổi tác. Nhưng thường để lại các rối loạn tâm thần

Mức độ bệnh được cải thiện dần theo tuổi tác

Mức độ bệnh được cải thiện dần theo tuổi tác

Điều trị động kinh rung giật cơ

Đối với động kinh rung giật cơ đơn thuần, hoặc động kinh rung giật cơ thể thiếu niên, người bệnh thường có thể kiểm soát được các cơn co giật bằng thuốc kháng động kinh do bác sĩ chỉ định.

Các thảo dược thiên nhiên cũng là một giải pháp người bệnh nên sử dụng để nâng cao hiệu quả điều trị. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật