Tâm lý bệnh nhân ung thư tái phát, giai đoạn cuối như thế nào?

Hầu hết các bệnh nhân ý thức được tiến trình bất khả kháng của bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay không.

1. Gia đoạn ung thư tái phát:

Tác động tâm lý khi ung thư tái phát cũng tương tự như lúc chẩn đoán ban đầu. Tuy nhiên tình hình phức tạp hơn do nguy cơ thất bại cao hơn. Cần phải thảo luận các mục tiêu điều trị, và có thể duy trì được niềm hy vọng thực tế. Thầy thuốc cần biết rằng: với từng công đoạn điều trị, bệnh nhân có phản ứng khác nhau, và có thể càng ngày càng khó khăn hơn. Bệnh nhân có thể chịu đựng lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba, nhưng luôn đột xuất đòi hỏi có sự hỗ trợ chuyên môn.

Tác động tâm lý khi ung thư tái phát cũng tương tự như lúc chẩn đoán ban đầu (Ảnh minh họa: Internet)

Tác động tâm lý khi ung thư tái phát cũng tương tự như lúc chẩn đoán ban đầu (Ảnh minh họa: Internet)

2. Giai đoạn cuối

Hầu hết các bệnh nhân ý thức được tiến trình bất khả kháng của bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay không. Một số nỗi sợ hãi và mối quan tâm đặc biệt có thể phải gửi đi khám tâm thần và điều trị tâm thần hỗ trợ. Thuốc chữa tâm thần cần phải chỉ định đúng lúc.

Sợ bị bỏ rơi

Thông thường bệnh nhân hay lo lắng ung thư ở giai đoạn muộn họ sẽ không được quan tâm đặc biệt của các nhân viên y tế. Các nghiên cứu cũng cho thấy nhân viên y tế thường dành ít thời gian cho các bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Cần đảm bảo cho bệnh nhân thấy thầy thuốc và đội ngũ y tế vẫn tiếp tục chăm sóc. Khi bệnh nhân gần chết thái độ tích cực và hỗ trợ của thầy thuốc làm giảm nhẹ nỗi đau buồn của bệnh nhân và gia đình

Lo lắng biến dạng cơ thể và mất phẩm giá

Những tác động về tinh thần và thể xác của người đang hấp hối gây ra nhiều mối lo lắng khác nhau. Dù rằng ung thư và việc điều trị ung thư có thể là nhân đạo, nhưng cũng cần nhớ rằng: người ta vẫn có quyền chết 'Vinh hiển' (nhất là bệnh nhân đã hôn mê).

Sợ đau

ở giai đoạn cuối của điều trị thuốc giảm đau thích hợp là tối thượng. Một số thầy thuốc không quan tâm đến chữa đau lầm lẫn, lo lắng quen thuốc phiện như là nghiện hút thường khác.

Sợ bỏ dở công việc hoàn thành

Mối quan tâm này gồm cả những vấn đề thực tế và tâm lý. Nó thay đổi theo giai đoạn trưởng thành. VD, người cha, người mẹ trẻ lo con thơ dại, trong khi đó một số bệnh nhân lo tới những vấn đề gia đình kinh tế chưa giải quyết xong.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật