Tìm hiểu về tâm lý bệnh nhân ung thư giai đoạn chẩn đoán

Khi chẩn đoán ung thư được xác lập, thầy thuốc phải thông báo cho bệnh nhân biết mình bị ung thư.

Lý tưởng nhất là bác sỹ gia đình hoặc những bác sỹ đã quen xử sự với những tình huống này.

Việc thảo luận cần phải riêng tư, không vội vàng và nghiêm túc, ngõ hầu mang đến niềm hy vọng thực tế, và đảm bảo cho bệnh nhân thấy thầy thuốc sẵn sàng luôn luôn bên cạnh anh ta hoặc chị ta.

Nếu có mặt người thân trong gia đình càng tốt, và thầy thuốc nên động viên họ. Thông tin cần được trình bày tùy theo hiểu biết của bệnh nhân, và nếu cần thông báo từ từ chia ra nhiều lần thăm hỏi, tiếp xúc.

Hai lý do cần thông tin:

1) Quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân phải trên cơ sở thẳng thắn và trung thực.

2) Bệnh nhân biết được tính nghiêm trọng của vấn đề sẽ hợp tác chữa bệnh tốt hơn.

Rất nên nhắc lại các thông tin vì mối lo lắng hay làm lệch lạc hiểu biết và méo mó các thông tin.

Bệnh nhân cần được động viên tránh các thái độ thù địch với thầy thuốc, gia đình, bạn bè, tôn giáo (Ảnh minh họa: Internet)

Bệnh nhân cần được động viên tránh các thái độ thù địch với thầy thuốc, gia đình, bạn bè, tôn giáo (Ảnh minh họa: Internet)

1. Các phản ứng hợp lý:

- Choáng váng/mất lòng tin. Phản ứng này đôi khi nặng nề tới mức không thể nói được gì thêm về kế hoạch điều trị. Thầy thuốc lúc này phải có thái độ hỗ trợ và một buổi hẹn khác là cần thiết.

- Chối bỏ sự thật: cũng là phản ứng bình thường không cần phải xác định thêm.

- tức giận Bệnh nhân cần được động viên tránh các thái độ thù địch với thầy thuốc, gia đình, bạn bè, tôn giáo. Thầy thuốc tuyệt đối không được biểu hiện tức giận như là cuộc khiêu khích cá nhân.

- Lo lắng: sự hỗ trợ về tình cảm những bảo đảm về chăm sóc sẽ làm nhẹ đi, tạo ra mối lo lắng có hiểu biết.

- Thất vọng: Một nỗi thất vọng đau buồn có thể xảy ra, nếu sự bi quan nặng nề cần được can thiệp.

2. Các phản ứng không hợp lý:

- Chối bỏ sự thật thái quá. Điều này ảnh hưởng tới điều trị cho bệnh nhân, cần thảo luận với bệnh nhân, thầy thuốc tuyến cơ sở, nếu không ổn phải khám tâm thần.

- Thất vọng và chán trường: nỗi thất vọng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào sau khi chẩn đoán ung thư Các triệu chứng thần kinh thực vật (ví dụ chán ăn đoản hơi, mất ngủ) và các triệu chứng tâm thần (ví dụ: thất vọng, mất tập trung, hoang tưởng tội lỗi) cho thấy là nỗi thất vọng sâu sắc. Thêm nữa, bệnh nhân có thể từ chối điều trị nếu anh ta nghĩ là không tránh được cái chết. Trong trường hợp này, tham khảo chuyên khoa tâm thần sớm là cần thiết.

- Đi tìm các điều tự thay thế. Việc dùng các phương pháp điều trị 'Có thể không tác dụng nhưng không gây đau đớn' phối hợp với điều trị chuẩn không nên phản đối. Tuy nhiên khi bệnh nhân ham muốn khỏi bệnh nhanh, xa rời những điều trị đúng đắn, lạc hướng vào các thủ pháp lang băm cần được khám tâm thần để hiệu chỉnh tâm lý.

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật