Triệu chứng bệnh đau mắt hột đặc trưng và dễ nhận biết nhất

Tùy theo thể bệnh nhẹ hay nặng mà có những biểu hiện: không có triệu chứng gì; có dấu hiệu nặng nề, kéo dài dai dẳng, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến mù lòa Bệnh biểu hiện rất đa dạng với các triệu chứng bệnh đau mắt hột như sau: Ngứa mắt, cảm giác vướng như có hạt bụi trong mắt; đau nhẹ, cộm xốn trong mắt, xem báo, đọc sách hay sử dụng máy vi tính nhanh mỏi mắt nhất là buổi chiều.

Triệu chứng bệnh đau mắt hột

Ở thể nhẹ hay gọi là mắt hột đơn thuần, tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc. Bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt. Nhiều khi bệnh nhân không biết nên không điều trị, bệnh có thể tự khỏi do thói quen sinh hoạt giữ vệ sinh sạch và không bị tái nhiễm, không để lại di chứng và không gây mù.

Các triệu chứng bệnh đau mắt hột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể bị mù lòa

Các triệu chứng bệnh đau mắt hột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể bị mù lòa

Đối với thể nặng tổn thương xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây các biến chứng như lông quặm lông siêu, sẹo giác mạc nguy hiểm nhất là dẫn đến mù lòa. Bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được điều trị tốt. Bệnh nhân bị mắt hột có biến chứng sẽ có 3 triệu chứng: Trụi lông mi mắt ướt, bờ mi đỏ mà dân gian gọi là mắt toét.

Các tổn thương cơ bản của bệnh mắt hột trên kết mạc

Thâm nhiễm: Hiện tượng thâm nhập của các tế bào viêm, chủ yếu là các tế bào limphô vào tổ chức bạch nang của kết mạc. Thâm nhiễm làm cho kết mạc dày đỏ, che mờ các mạch máu

Hột: Triệu chứng bệnh đau mắt hột là các hột thường xuất hiện ở kết mạc sụn mi trên, có thể gặp ở kết mạc mi dưới và ở cùng đồ, kích thước không đều, từ 0,5 - 1mm.

Hột tiến triển qua các giai đoạn: Bột non - hột phát triển - hột chín dễ vỡ tạo thành sẹo. Không có hột mắt hột ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu.

Sẹo: Sẹo trên kết mạc là các đoạn xơ trắng nhỏ, dải sẹo, hình sao mạng lưới. Sẹo gây co kéo cạn cùng đồ - mi cụp vào.

Nhú: Khối đa giác có ranh giới rõ, giữa khối nhú có một chùm mao mạch. Nhú xuất hiện trong thời kỳ viêm kéo dài hoặc có sự kích thích liên tục ở kết mạc. Nhú không phải là yếu tố đặc hiệu của bệnh đau mắt hột

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật