Triệu chứng nhiệt miệng ở từng thể nhận biết bằng cách nào?

Nhiệt miệng (hay còn gọi là áp tơ miệng) là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bị nhiệt miệng cực kỳ khó chịu, không những khó khăn trong ăn uống mà còn gây đau nhức cả tuần liền. Vậy, triệu chứng nhiệt miệng là gì?

Triệu chứng nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là: Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 - 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Triệu chứng nhiệt miệng có đặc điểm riêng từng thể

Triệu chứng nhiệt miệng có đặc điểm riêng từng thể

Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 - 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự, khiến người bệnh thấy đau rát trong miệng.

Các dạng nhiệt miệng

- Nhiệt miệng thể nhỏ

Đây là dạng áp tơ miệng thường gặp, chiếm tỷ lệ tới 80%. Ở dạng này, triệu chứng nhiệt miệng làm tổn thương loét rất nông, gây đau, riêng biệt từng vết (từng nốt nhiệt), đường kính từ 3mm đến dưới 1cm. Số lượng tổn thương có thể từ 1 - 5 vết nhiệt.

Dạng áp tơ này hay xảy ra ở môi, má và nền miệng. Tổn thương dạng này thường sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày và không để lại sẹo.

Nếu nhiệt miệng chuyển sang thể nặng, bệnh nhân có thể bị sốt cáo phát ban sụt cân...

- Nhiệt miệng thể lớn

Áp tơ niêm mạc miệng thể lớn ít gặp hơn. Các vết loét trong trường hợp này thường lớn hơn, từ 1 - 3 cm, sâu hơn, bờ nổi cao và có thể tập trung thành nhóm gần nhau, tập trung ở môi, hàm ếch mềm, cổ họng...

Nếu mắc phải triệu chứng nhiệt miệng thể áp tơ dạng này, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tổn thương có thể kéo dài tới 6 tuần, khi khỏi có thể để lại sẹo, thậm chí gây co kéo miệng hầu.

- Nhiệt miệng Herpes

Dạng áp tơ miệng này ít gặp phải nhất. Tổn thương chỉ khoảng 1 - 3mm nhưng tập trung thành đám. Đám tổn thương này có thể tập trung ở một khu nhỏ hoặc tập trung trên diện rộng.

Lưu ý: Khi bị nhiệt miệng hãy kiểm tra xem triệu chứng nhiệt miệng mình mắc phải dạng nào để biết cách điều trị hợp lý nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật