7 thói quen công nghệ xấu nhất bạn nên bỏ để tránh hậu quả ho sức khỏe

Công nghệ đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, có những thói quen sử dụng trong công nghệ bạn cần phải từ bỏ.

1.Để thiết bị ngoài tầm mắt

Điểm nổi bật của hầu hết các thiết bị công nghệ là nhỏ gọn và kẻ trộm không cần mất nhiều thời gian để có được thiết bị này. Hầu hết các vụ trộm cướp đều chỉ diễn ra trong vòng vài giây khi người dùng không để ý.  



Cách khắc phục: Đừng để máy tính xách tay và các thiết bị khác ngoài tầm kiểm soát của bạn. Điều này có nghĩa, khi bạn có việc phải đi ra ngoài, nếu không gửi được ai tin tưởng, bạn nên cầm thiết bị đi thoại.

2. Liên tục sử dụng thiết bị công nghệ

Đây là một thói quen ở rất nhiều người ưa chuộng công nghệ. Họ có thể sử dụng điện thoại mọi nơi, mọi lúc, bất kể là khi họ đang lên cầu thang trong một khu tập thể hoặc lang thang ở công viên ngoài trời. Đây là những địa điểm lý tưởng cho bọn tội phạm thỏa sức hoành hành. Nếu không cẩn thận chiếc điện thoại đang ở trên tay bạn sẽ bị cướp bất kỳ lúc nào.

Cách khắc phục: Giải pháp hoàn hảo nhất trong tình huống này hạn chế sử dụng ở những nơi công cộng, ở những nơi mà bạn không chắc là có sự bảo vệ an toàn.

3. Không nghỉ giải lao

Hầu hết bậc cha mẹ hạn chế được thời gian chơi đồ công nghệ của con em họ, nhưng họ lại không thể rời xa chiếc máy tính của mình vì lý do công việc. Nghỉ giải lao là khoảng thời gian rất cần thiết cho sức khỏe tốt. Khớp xương, hệ thống cơ bắp, hệ thống tuần hoàn và mắt cần phải nghỉ ngơi sau một thời gian bạn tập trung làm việc. Bên cạnh đó, việc ngồi trong thời gian dài có thể gây ra chứng bệnh đông máu, đôi khi dẫn đến tử vong Việc nhìn chằm chằm vào màn hình nhiều giờ liên tục khiến bạn bị mỏi mắt, có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn sau đó.

Cách khắc phục: Hiện nay có nhiều chương trình như Scirocco Take A Break, ứng dụng di động và trình duyệt web plug-in có thể nhắc nhở bạn phải thoát khỏi thiết bị để vận động, đi uống nước gọi điện… vào thời gian nhất định.

Một cách dễ dàng để khắc phục thói quen trên là hãy tập thói quen sau 30 phút đến 1 giờ, bạn hãy đứng dậy, thả lỏng cơ thể, vận động nhẹ nhàng, lấy một côc nước uống. Điều này sẽ rất tốt cho cơ thể của bạn.

4. Sử dụng thiết bị khi tay bẩn

Bất kỳ ai từng đưa một điện thoại di động cho một đứa trẻ đều biết rằng, chiếc điện thoại chắc chắn sẽ bị bẩn, đầy vụn bánh, sô cô la… Tuy nhiên, nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng, bản thân bạn khi dùng điện thoại cũng không sạch sẽ hơn bọn trẻ nhiều. Bạn đã từng một tay chơi Bejeweled, trong khi tay kia thì ăn bánh? Có một câu ngạn ngữ đã nói rằng, bàn phím điện thoại của bạn còn bẩn hơn chiếc toilet.

Cách khắc phục: Hãy làm sạch điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị màn hình cảm ứng khác hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn hãy lau sạch bụi bẩn trên thiết bị ngay khi nhìn thấy.

5. Ngồi không đúng tư thế

Những bài học tư thế, những câu chuyện cảnh báo… trong 30 năm qua dường như không có tác dụng nhiều đối với người dùng máy tính. Kết quả là hội chứng ống cổ tay là hình thức bệnh phổ biến nhất trong thế giới những người làm việc máy tính, ảnh hưởng đến 5,8% tổng dân số. Trong nhiều trường hợp bị nặng, bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật. Tất cả là do bạn không có ý thức phải ngồi thẳng lưng.

Cách khắc phục: Sửa chữa thói quen này đòi hỏi một môi trường làm việc thích hợp. Bạn nên giữ ghế ngồi của bạn ở độ cao để đầu gối một góc 90 độ, đồng thời phải giữ cho đôi chân của bạn chạm sàn nhà, màn hình của bạn đặt trực tiếp ở phía trước, ngang tầm mắt. Bàn phím được đặt để cổ tay của bạn song song với sàn nhà.

6. Không làm sạch thiết bị

Theo các chuyên gia công nghệ, các thiết bị công nghệ cao dễ bị hỏng nhất từ bụi bẩn. Bụi bẩn có thể xâm nhập thiết bị thông qua các khe hở, vết nứt… Bụi bẩn sẽ ảnh hưởng đến quạt thông gió, nếu để lâu sẽ khiến bộ phận này bị hỏng. Bụi trong máy quét và máy in có thể ảnh hưởng đến chất lượng bản in của bạn.


 
Cách khắc phục: Việc làm sạch thiết bị của bạn không phải là khó, nhưng điều quan trọng là phải làm thường xuyên. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên làm sạch máy tính, máy in… khoảng 2 lần trong một năm.

7. Không back-up dữ liệu

Các chuyên gia công nghệ nhắc nhở rằng phải thường xuyên sao lưu dữ liệu máy tính. Điều này tránh được nguy cơ mất cơ sở dữ liệu khi thiết bị công nghệ của bạn không may bị mất hay bị virus tấn công hoặc ổ cứng ngừng hoạt động.

Cách khắc phục: Hãy thường xuyên thực hiện sao lưu dữ liệu. Công việc này có thể khiến bạn mất thời gian nhưng đó là cần thiết đối với dữ liệu của bạn. Bên cạnh đó, trên thị trường có rất nhiều công cụ giúp bạn đồng bộ dữ liệu để lưu trữ trên đám mây, cho dù thiết bị đó là PC, máy tính bảng hay smartphone.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật