Giặt ÁO NGỰC theo cách sai lầm NÀY vòng 1 bạn sẽ bị tổn thương trầm trọng

Áo lót (áo ngực) cũng cần được 'chăm sóc' kĩ lưỡng vì là phần tiếp xúc trực tiếp với phần nhạy cảm cơ thể.

Tác hại của việc giặt áo ngực (áo lót) sai cách

Áo ngực vốn là loại trang phục gắn liền với vị trí nhạy cảm của con gái, vì thế chỉ cần một bước 'sơ sót' trong việc giặt hay bảo quản áo ngực bạn sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công trực tiếp vào vòng 1 của mình, khiến vòng 1 bị tổn thương.

Không giặt áo ngực hàng ngày

Tiếp xúc trực tiếp và bó sát vào cơ thể khiến cho áo ngực luôn trong tình trạng thấm hút rất nhiều mồ hôi ghét bẩn của cơ thể hàng ngày. Do đó, áo ngực sau một ngày thường chứa rất nhiều vi khuẩn và cặn bẩn. Khi không được giặt sạch, những vi khuẩn này sẽ có điều kiện sinh sôi khiến vòng 1 của bạn có nguy cơ nổi các mẩn đỏ mụn nước li ti hoặc nặng hơn là nhiễm khuẩn gây lở loét.

Không cho áo vào túi khi giặt máy

Nhiều bạn không có thời gian thường cho áo ngực vào máy giặt để làm sạch hoặc để chế độ vắt cho mau khô. Tuy nhiên, các bạn nữ lại thường bỏ qua bước cho áo ngực vào túi đựng áo lót chuyên dụng cho máy giặt. Điều này khiến áo ngực thường bị biến dạng sau quá trình giặt, đặc biệt là các loại áo có gọng kim loại.

Nếu bạn chủ quan không kiểm tra lại trước khi mặc, phần gọng bị xô lệch này thường tì, đâm vào ngực khiến cho vòng 1 khó chịu đau đớn, có khả năng bị trầy xước và tổn thương.

Sử dụng xà phòng kém chất lượng

Hiện nay, nhiều loại xà phòng trôi nổi trên thị trường và chúng ta thường chủ quan trong việc lựa chọn chúng. Thế nhưng, đối với những đồ lót tiếp xúc với vùng kín của cơ thể, việc sử dụng xà phòng có nhiễm khuẩn và chứa nhiều độc chất gây hại còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần.

Các độc chất trong xà phòng sẽ 'bám' vào áo ngực và tiếp xúc hàng ngày với vòng 1 đầy nhạy cảm của bạn. Chúng có nguy cơ phá huỷ các tế bào da mỏng manh, gây lở loét viêm nhiễm vùng ngực. Độc chất thẩm thấu lâu ngày còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú.

Nguyên tắc giặt và bảo quản áo ngực 'đúng chuẩn'

- Phân loại, giặt riêng áo ngực với các loại quần áo khác.

- Luôn luôn sử dụng túi giặt dành cho đồ nội y bởi vì chúng sẽ bảo vệ dáng áo, đồng thời làm sạch nước giặt trong quần áo. Đối với những mẫu áo có độn, gọng tốt hơn hết hãy đặt vào banh giặt để giữ gọng không bị biến dạng méo mó, cúp áo không bị mất dáng.

Phân loại, giặt riêng áo ngực với các loại quần áo khác khi bạn giặt áo ngực

Phân loại, giặt riêng áo ngực với các loại quần áo khác khi bạn giặt áo ngực 

- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ, để máy giặt ở chế độ quay nhẹ và sử dụng nước lạnh.

- Không dùng máy để vắt khô đồ mà phải treo áo ngực để khô tự nhiên.

- Nên đặt áo nằm trên giá phơi, hoặc phơi kiểu mắc lên móc cho 2 dây thòng xuống, không móc trực tiếp vào dây tránh gây giãn áo.

- Hãy nhớ hạn sử dụng lý tưởng của áo ngực là 8 tháng, trong điều kiện được bảo quản tốt nhất. Sau 1 thời gian sử dụng, bạn nên thay mới.

- Không mặc 1 áo liên tiếp trong 2 ngày, áo ngực cũng cần phải 'nghỉ' để đàn hồi trở lại, như vậy áo sẽ bền và ít giãn hơn.

- Nên có một ngăn riêng để đựng áo ngực và đồ lót. Chúng ta nên xếp áo chồng lên nhau, cách này sẽ giúp áo giữ được dáng, không nhàu nát và tiện lợi khi tìm kiếm hơn.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật