Khản tiếng làm tăng nguy cơ rối loạn giọng nói ở giáo viên

Có tới 51,2% giáo viên bị rối loạn giọng nói như khản tiếng, mất tiếng.

Giáo viên là nghề dễ bị khản tiếng

Nghiên cứu được thực hiện bởi Evelyne Van Houtte, bác sĩ khoa Tai-mũi-họng và Phẫu thuật, Bệnh viện Đại học Ghent, Bỉ cùng các cộng sự, khảo sát trên hai nhóm: 994 người là giáo viên và 290 người là nhóm đối chứng không làm công việc liên quan đến sử dụng giọng nói nhiều. Tất cả những người tham gia phải hoàn thành một bảng câu hỏi thăm dò về tình trạng phát âm và phương pháp khắc phục khi giọng nói gặp vấn đề. Mục tiêu của nghiên cứu này là để điều tra những kiến thức mà giáo viên có về cách chăm sóc giọng nói và cách giải quyết khi bị khản tiếng, thậm chí là mất tiếng hoàn toàn. So sánh này được thực hiện giữa các giáo viên có hoặc không gặp rắc rối trong cách phát âm với nhóm đối chứng.

Giáo viên rất dễ bị khản tiếng do phải nói nhiều

Kết quả cho thấy, ở nhóm giáo viên có vấn đề về giọng nói nhiều hơn đáng kể (51,2%) so với nhóm đối chứng (27,4%). Trong đó, giáo viên nữ có mức độ rối loạn giọng nói cao hơn đáng kể so với số lượng giáo viên nam (38% so với 13,2%); có 25,4% giáo viên, chủ yếu là nữ đã tìm cách tự điều trị hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của các trung tâm y tế và 20,6% phải nghỉ ít nhất là một ngày làm việc vì vấn đề rối loạn giọng nói.

Khản tiếng, mất tiếng là những dấu hiệu thường gặp khi bị rối loạn giọng nói, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân cũng như công việc giảng dạy của người làm nghề giáo viên. Và đây có thể là một gánh nặng tài chính lớn cho xã hội. Một số lượng lớn giáo viên cần đến sự giúp đỡ của các phương pháp y tế và buộc phải nghỉ làm vì vấn đề giọng nói.

Nghiên cứu trên khuyến cáo mạnh mẽ việc giáo dục về cách phát âm cũng như kiến thức liên quan đến phương pháp điều trị những rối loạn thường gặp trong giọng nói, không chỉ với người làm nghề giáo viên mà kể cả những nghề nghiệp cần sử dụng giọng nói nhiều như ca sĩ, phát thanh viên, dẫn chương trình, tư vấn bán hàng…

Giáo viên cần phòng ngừa và điều trị khản tiếng ra sao?

Ở Việt Nam, tình trạng rối loạn giọng nói rất phổ biến ở giáo viên cũng như một số công việc phải nói nhiều khác. Vì vậy, để bảo vệ giọng nói, cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ của “bệnh nghề nghiệp” này, các thầy cô giáo cần chú ý một số lời khuyên sau:

- Bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, giảm số tiết giảng dạy trong ngày nếu đang bị khản tiếng.

- Hạn chế nói to và nói nhiều, dùng công cụ hỗ trợ khi nói như micro, loa…

- Tránh căng thẳng cáu giận, ức chế không cần thiết.

- Không nên để không khí trong phòng học quá khô (nhất là khi có sử dụng điều hòa).

- Súc miệng bằng nước muối, đeo khẩu trang, không hút thuốc lá, không uống nước lạnh.

Ngoài ra, các thầy cô nên lựa chọn cho mình sản phẩm hỗ trợ điều trị, phòng ngừa vấn đề rối loạn giọng nói như khản tiếng mất tiếng. Trong đó, những sản phẩm thảo dược là lựa chọn đúng đắn và an toàn khi sử dụng lâu dài. Điển hình như thực phẩm chức năng chứa cây rẻ quạt kết hợp với một số thảo dược khác bao gồm: bán biên liên bồ công anh sói rừng… thực phẩm chức năng này giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên mạn tính như viêm thanh quản viêm amidan khản tiếng, mất tiếng, giảm sưng, giữ giọng nói trong sáng và phòng ngừa tái phát, giúp các thầy cô có thể yên tâm truyền đạt những kiến thức của mình cho học trò một cách hiệu quả hơn.

Áp dụng những phương pháp trên là cách đơn giản, hiệu quả, có thể đồng hành với các thầy cô giáo trong “sự nghiệp trồng người”.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật