Lỗi cơ bản khi dùng lò vi sóng gây hại cho cơ thể bạn

Chúng ta thường dùng sai lò vi sóng và gây hại sức khỏe mà không biết.

Sử dụng sai các loại đồ đựng thực phẩm

Sử dụng lò vi sóng đơn giản và tiện dụng, nên bạn thường hay không chú ý tới vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm khi dùng hộp đựng thực phẩm không chú ý xem chúng có an toàn với lò vi sóng không. Thường thì thủy tinh, sành sứ cao cấp sẽ là phương án tối ưu khi bạn muốn hâm nóng hoặc làm chín thức ăn. Bởi những chất liệu này chịu được nhiệt độ cao mà không gây hại và làm mất mùi vị của thực phẩm.

Tuy vậy, nhiều người vẫn để thực phẩm vào trong các hộp nhựa, hoặc chưa gỡ màng bọc thực phẩm ra mà để nguyên như vậy cho vào lò để rã đông Khi gặp nhiệt độ cao, các chất hóa học trong nhựa, màng bọc thực phẩm sẽ ngấm vào đồ ăn gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng hoạt động của cơ thể. Chỉ sản phẩm nào có mác 'microwave-safe' hoặc 'microwavable' (sử dụng được trong lò vi sóng) mới được dùng.

Cho các thực phẩm 'cấm kị' vào lò vi sóng

Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể hâm nóng bằng lò vi sóng. Ví dụ, khi bạn luộc trứng trong lò vi sóng, áp suất bên trong quả trứng quá cao sẽ khiến trứng bị nổ, ảnh hưởng tới lò. Bên cạnh đó, tấm kính của lò có thể bị nứt và vỡ khi bạn đun nước bên trong lò và nước sôi bắn vào kính, gây nguy hiểm. Ngoài ra, còn một số loại thực phẩm khác như trái cây, sườn, động vật vỏ cứng… cũng không nên dùng cho lò vi sóng bởi sẽ làm biến đổi mùi vị và chất dinh dưỡng của thức ăn.

Sơ chế thực phẩm trước khi cho vào lò

Nhiều người thường mắc sai lầm khi đem sơ chế thực phẩm trước khi cho vào lò vi sóng. Điều này có thể làm thực phẩm mau chín hơn, tuy nhiên sẽ tăng khả năng nhiễm khuẩn vào thức ăn. Bởi vì sau khi rã đông, tiếp xúc với nhiệt độ cao vi khuẩn sẽ sinh sôi trở lại và thậm chí sau khi cho vào lò vi khuẩn vẫn còn 'bám lại'.

Vì vậy, sau khi bỏ từ tủ lạnh ra, hãy rã đông thực phẩm bằng vòi nước lạnh rồi mới cho vào lò vi sóng.

Mẹo giúp bạn tránh tai nạn khi sử dụng lò vi sóng



- Không cho giấy bọc thực phẩm bằng kim loại, hoặc khay đựng bằng kim loại vào lò, dễ gây bắn tia lửa điện, gây chập, nổ.

- Luôn mang găng tay khi mở lò và lấy thức ăn ra.

- Không đề đồ đạc lên nóc lò nhằm tránh bít kín các lỗ thoát khí khi lò đang hoạt động.

- Không nên để thức ăn thừa quá lâu trong lò vi sóng gây nhiễm khuẩn.

- Không cho những thực phẩm nhiều đường, mỡ vào lò... dễ gây bắn, cháy, nổ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật