Não bị ăn mòn, nội tạng tích tụ KHỐI U ÁC TÍNH chỉ vì thói quen nấu ăn bằng nồi nhồm

Mấy lần chồng em bảo sắm bộ nồi inox cho “sang chảnh” nhưng em tiếc tiền nên vẫn chần chừ. Tối qua, có cậu mợ (bên chồng) sang chơi, nhìn thấy trong bếp nhà em toàn bộ nồi niêu đều bằng nhôm hết, cậu em bảo phải thay ngay vì nấu nướng thế này rất độc!

Em nghe mà ngẩn người, trước giờ cứ vô tư đun nấu bằng nồi nhôm có thấy ai nói gì đâu.

Hôm nay, lên mạng tìm hiểu mới biết, không phải là không ai nói mà là em “cập nhật” tình hình hơi chậm mà thôi. Tí nữa, em sẽ qua siêu thị mua bộ nồi khác. Đắt đến đâu cũng phải mua chứ chẳng dám thử thách sức khỏe với mấy cái nồi nhôm nữa.

Ảnh hưởng não bộ

Các mẹ có biết tại sao nhiều người nói nồi nhôm độc không? Các nhà khoa học giải thích thế này đây, nhôm là chất kim loại rất dễ bị tác động/ăn mòn bởi các yếu tố môi trường. Trong môi trường muối, chua của thức ăn làm cho nhôm dễ bị rỗ mặt dẫn đến phóng thích ra ion Al 3+.

Chất này sẽ theo thức ăn vào cơ thể, tích lỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng lú lẫn sớm như trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ… Đặc biệt, đối với các nồi nhôm không nguyên chất thì các chất được phóng thích này càng nhiều, càng gây hại hơn.

Hại gan, thận

Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg. Tuy nhiên, trong thực tế, những nồi nhôm mà chúng ta đang dùng thường là sản phẩm giá rẻ với chất lượng rất thấp. Loại nồi nhôm này đều có nguồn gốc từ nhôm tái chế, được sản xuất chủ yếu bằng thủ công nguồn nguyên liệu từ phế thải nên lượng chì khá cao.

Nếu hàm lượng chì vượt quá quy định sẽ làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan thận gây ung thư giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính…

Gây nhiễm độc

Trong quá trình tái chế ra các nồi niêu bằng nhôm, các nhà sản xuất còn độn thêm nhiều loại tạp chất phụ gia… Các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… Chúng sẽ nhanh chóng ngấm vào thức ăn khi chế biến rồi đi vào cơ thể khiến chúng ta bị nhiễm độc

Sau một thời gian phơi nhiễm, các độc tố tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng, làm cho con người bị suy thoái não, hay dị hình xương.

Làm sao để hạn chế tác hại của nồi nhôm

– Không dùng nồi nhôm để nấu ăn trong khoảng thời gian dài, nhằm hạn chế tối đa sự giải phóng chất gây độc hại.

– Không để nồi nhôm bị cháy: Trong quá trình đun nấu nên vặn lửa nhỏ, cho thức ăn vào mới vặn lửa to dần.

– Không sử dụng nồi nhôm đựng các loại dưa, cà… Do nhôm không chịu được các chất có tính ăn mòn nên nếu dùng để đựng các thức ăn có chất axit, chất kiềm, chất muối thì sẽ sinh phản ứng hóa học, tạo nên một hợp chất có hại cơ thể.

– Không nên đánh trứng trong bát nhôm, nó sẽ tạo ra phản ứng khiến lòng đỏ trứng sẽ biến thành màu xanh lục, mất chất dinh dưỡng

– Mua nồi chất lượng tốt: Nồi nhôm tốt thường có lớp phủ ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, được bán ở các cửa hàng uy tín.

Có thể thay thế nồi nhôm bằng các loại chất liệu an toàn hơn

Để không bị nhiễm độc do nồi nhôm, chị em có thể lựa chọn các loại nồi khác để thay thế. Ví dụ như: Nồi inox, gang, thủy tinh, sứ,…đều là những chất liệu chịu nhiệt khá an toàn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật