2 chất kịch độc phá hủy GAN, THẬN trong bánh chưng BỊ MỐC, cố cắt đi phần mốc để ăn là tiếp tay cho ung thư ác tính

Ngày Tết thì không thể thiếu được món bánh chưng các chị nhỉ! Thế nhưng bữa nào cũng bày biện đủ các món ăn ngon lành nên nhiều gia đình thường bị "ế" món bánh chưng. Ngoài ra, vì thời tiết nồm ẩm nên nhiều gia đình dù chưa hết tết mà bánh đã bị mốc. Các bà nội trợ vì tiếc nên đã cắt bỏ đi phần bánh bị mốc rồi ăn ngon lành.

Tuy nhiên, một chiếc bánh chưng đã bị mốc dù có cắt đi phần mốc thì vẫn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như các chị vẫn nghĩ đâu ạ!

2 chất độc hại có trong bánh chưng bị mốc

Em có tham khảo một số thông tin theo chuyên gia dinh dưỡng Trần Thị Minh Nguyệt thì biết được rằng: Tất cả các loại thực phẩm khi bị mốc đều có nguy cơ sinh ra các độc tố có hại cho sức khỏe như Alfatoxin gây độc cho gan Ochratoxin gây độc thận…

vì thời tiết nồm ẩm nên nhiều gia đình dù chưa hết tết mà bánh đã bị mốc

Vì thời tiết nồm ẩm nên nhiều gia đình dù chưa hết tết mà bánh đã bị mốc

Dù chúng ta cắt bỏ phần nấm mốc, rửa sạch, đun lại kỹ rồi tiếp tục ăn thì cũng không thể đảm bảo an toàn được. Bởi một khi bánh chưng đã bị nấm mốc thì các loại vi khuẩn vẫn hoàn toàn có thể lây lan sang các phần khác ở khắp chiếc bánh Mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy được các loại vi khuẩn này nên lầm tưởng rằng những phần bánh chưng này chưa bị mốc.

Do vậy, một khi đã thấy bánh chưng có dấu hiệu chớm mốc thì các bà nội trợ cũng đừng tiếc mà tiếp tục ăn nữa nhé!

Làm thế nào để hạn chế bánh chưng bị mốc?

Thời tiết những ngày tết nồm ẩm sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở tốt. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến bánh chưng dễ bị mốc hơn.

Để hạn chế tình trạng này, các mẹ lưu ý một số cách dưới đây nhé:

Công đoạn làm bánh

Muốn bánh chưng để được lâu mà không bị mốc thì các mẹ phải lưu ý ngay từ khâu gói bánh chưng. Muốn để bánh chưng Tết luôn ngon lành, không nên gói quá chặt tay, bánh sẽ dễ bị lại gạo, cứng, ăn không ngon. Cũng không nên gói quá lỏng tay vì bánh sẽ quá mềm và dễ bị mốc. Nên luộc kỹ cho bánh chín đều và "rền".

Sau khi luộc chín, dỡ bánh ra một chậu nước sạch, tốt nhất là dùng một chậu nước đã đun sôi, để nguội vừa ấm tay và rửa từng cái bánh cho hết nhớt trên bề mặt lá bên ngoài bánh.

Bảo quản bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng muốn được bảo quản lâu hơn thì mẹ nên để trong tủ lạnh. Tuy nhiên, cách này lại khiến bánh chưng nhanh bị cứng, hạt gạo trong bánh bị co lại, sượng (các mẹ thường gọi là hiện tượng lại gạo). Do vậy nếu bảo quản bánh chưng theo cách này thì trước khi ăn, các mẹ hãy lấy bánh ra luộc hoặc hấp lại để bánh được nóng và ngon hơn nhé.

Ngoài ra, bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh, các mẹ lưu ý thêm một số điều dưới đây:

- Để bánh ở ngăn mát và điều chỉnh ở nhiệt độ từ 5 đến 10 độ C.

- Khi bỏ bánh chưng vào trong tủ lạnh bánh phải còn nguyên lá, không được bỏ lá để bánh cho vào tủ lạnh.

- Ăn đến đâu cắt đến đó, nếu không ăn hết có thể dùng lá hoặc nilon để bọc phần cắt lại rồi mới cho vào tủ lạnh.

- Dù tủ lạnh giúp bảo quản bánh chưng lâu mốc nhưng không thể để quá lâu. Vậy nên dù đã bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh nhưng nếu thấy bánh có dấu hiệu mốc thì mẹ phải tuyệt đối không được ăn bánh nữa nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật