An toàn thực phẩm: Thực phẩm nhiễm xạ - Mối lo hàng đầu của Nhật Bản?

Khi mà thông tin về một số mặt hàng nông sản tại các vùng gần Nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị nhiễm phóng xạ đang thu hút sự quan tâm của dư luận thì việc nước này phát hiện thịt bò nhiễm xạ lại càng làm dấy lên lo ngại vì một số đã được tiêu thụ ra thị trường. Trước diễn biến nghiêm trọng đó, Chính phủ Nhật vừa quyết định tạm dừng vận chuyển và tiêu thụ thị t bò tại các vùng này ra thị trường.

  Chậm và “bất cẩn”

Theo một quan chức thuộc Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, chính quyền nước này đã phát hiện 637 con bò thịt được nuôi bằng cỏ bị nhiễm chất phóng xạ cesium tại các nông trại gần Nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Trước tình hình ngày càng nghiêm trọng trên, Nhật Bản đã có lệnh cấm vận chuyển thịt bò từ các khu vực giáp Nhà máy điện hạt nhân Fukushima trong bối cảnh người tiêu dùng và một số nhà lập pháp chỉ trích Chính phủ nước này đã “bất cẩn” trong giải quyết vấn đề này khiến cho số lượng bò bị nhiễm xạ gia tăng.

4 tháng sau khi trận động đất và sóng thần gây thiệt hại nặng nề cho Nhà máy điện hạt nhân này vừa qua, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho biết, Chính phủ nước này đã quyết định tạm đình chỉ tất cả các hoạt động vận chuyển gia súc từ khu vực này đi các địa phương khác.

Trước đó, Aeon Co. - chuỗi siêu thị lớn nhấ t Nhật Bản cho biết, họ đã bán thịt bò bị nhiễm phóng xạ tới người tiêu dùng tại 14 cửa hàng của mình tại Tokyo và 4 cửa hàng tại các khu vực khác.

Theo Bộ Y tế , Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, cỏ bị nhiễm phóng xạ đã được cung cấp cho 19 nông trại gia súc ở các quận huyện thuộc Fukushima, Niigata và Yamagata. Các gia súc được nuôi tại các nông trại này sau đó đã được đưa đi giết mổ tại các lò thuộc các địa phương trong đó có Tokyo, Saitama và Chiba. Thông báo của Bộ Y tế Nhật Bản cho biết: “Đã phát hiệ n 12 trường hợp nhiễm phóng xạ tại 8 quận liên quan”.

Theo quan chức Kazuyuki Hashimoto thuộc Cơ quan giám sát thực phẩm tại thủ đô Tokyo, một trong số 637 cá thể bò bị nhiễm phóng xạ trên được phát hiện đã có mức nhiễm xạ cesium vượt các tiêu chuẩn mà Chính phủ đặt ra và đã được bán cho người tiêu dùng. Bà Yoko Tomiyama, Chủ tịch liên minh Người tiêu dùng Nhật Bản nhận định: “Tình trạng nhiễm xạ xảy ra do Chính phủ đã không tiến hành các biện pháp phòng chống thích hợp”. Theo bà Tomiyama, Chính phủ phải chịu trách nhiệm về sự “bất cẩn” đó.

Niềm tin của người tiêu dùng

bị ảnh hưởng

Trước đó đã có thông tin về việc các sản phẩm bao gồm rau bina (cải bó xôi), các loại nấm măng, mận, chè sữa và cá được phát hiện bị nhiễm phóng xạ cesium và iot cách trạm phát điện hạt nhân Dai-Ichi 360km. Công ty Điện lực Tokyo, đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân trên cho biết, họ đã phát hiện chất cesium trong sữa ở khu vực cách nhà máy điện hạt nhân bị hỏng này 120km.

Chính quyền thủ đô Tokyo cho biết, khoảng 437kg thịt bò từ một nông trại ở thành phố Minami- Soma cách trạm phát điện hạt nhân Fukushima Dai-Ichi 30km đã được tiêu thụ tại 8 quận của Thủ đô. Đây cũng là trường hợp phát hiện thịt bò nhiễm phóng xạ đầu tiên từ nông trang này vào đầu tháng 7.  

Theo chuyên gia Burns - người đã có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn phóng xạ: Nếu các vấn đề tương tự như vậy không được giải quyết toàn diện và triệt để ngay thì niềm tin sẽ bị ảnh hưởng. “Cũng giống như sự kiện Chernobyl, mọi người đã không mua bất cứ thứ gì từ Ukraine sau đó vì lo ngại hàng hóa bị nhiễm phóng xạ ” - ông Burns cảnh báo.  

 

Fukushima là khu vực nuôi gia súc lớn thứ 10 tại Nhật Bản, chiếm khoảng 2,7% tổng đàn gia súc của nước này. Số liệu của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, năm ngoái, nền kinh tế này xuất khẩu 541.045 tấn thịt bò đạt giá trị 3,4 tỷ yen (42,8 triệu USD) gồm cả thịt bò Wagyu Kobe nổi tiếng (là loại bò được nuôi cẩn thận và có chế độ chăm sóc đặc biệt như mát xa, uống bia rượu ).

Trong khi đó , 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản đã nhập khẩu 204.543 tấn thị t bò, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Tsutomu Takebe cho rằng, Chính phủ Nhật ngay lập tức nên tiến hành kiểm tra tất cả các đàn gia súc vì đây là điều cần thiết để khôi phục lòng tin của người tiêu dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật