Củ ấu ta - Vị thuốc kháng ung thư vừa hiệu quả vừa an toàn, các bạn hãy tìm hiểu thêm nhé!

Củ ấu ta còn có tên hạt dẻ nước. Tên Hán là thủy lật ký thực, lăng giác sa giác vì quả gần hình cầu có gai, họ củ ấu Trapaceae. Theo sách Trung Quốc, vùng Giang Nam có ấu đặc sản tên thủy hồng là loại nhất trong họ nhà ấu lúc mới thu hoạch ngọt như ngó sen, giòn như lê.

Theo tài liệu Trung Quốc,  trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 19mg Mn, 93mg P. Chất AH13 là chất chiết ung thư gan được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư

Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, củ ấu vị ngọt chát, tính bình. Công dụng thoát tả, giải độc, tiêu thũng. Dùng chữa tiêu chảy kiết lỵ đại tiện ra máu, bệnh dạ dày Mỗi lần dùng 30-60g sắc uống. Củ ấu đốt tồn tính, tán bột trộn dầu vừng bôi chữa trĩ mụn nước viêm nhiễm ngoài da; nấu vỏ lấy nước rửa hậu môn chữa sa trực tràng (lòi dom).

Chữa nhức đầu choáng váng cảm sốt: 3-4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

Sốt sốt rét loét dạ dày: Vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

Giải độc rượu làm cho sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: 10-16g toàn cây, sắc uống (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

Rôm sảy da khô sạm: Dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da (Chữa bệnh bằng cây lá).

Viêm loét dạ dày: Thịt củ ấu 30g, Củ mài 15g, Hồng táo 15g, Bạch cập 10g, Gạo nếp 100g, nấu cháo, cho thêm 20g Mật ong, trộn đều ăn (Sách Trung Quốc: Những bài thuốc trị bệnh bằng trái cây)

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật