Gạo lứt, có thật sự là “thần dược” như vẫn được đồn thổi?

Hiện nay có nhiều người cuồng gạo lứt, tôn sùng gạo lứt, cho rằng gạo lứt là thần dược chữa bách bệnh, phòng ung thư, chữa ung thư, chống bệnh tim mạch, tiểu đường… đủ kiểu.

Rồi kể đủ tác hại của gạo trắng mà con người đã ăn hàng ngàn năm nay, như gạo trắng là thứ gạo đã chết, không thể nảy mầm, gạo trắng bị loại bỏ hết các chất dinh dưỡng quan trọng, tinh túy của trời đất… Nhưng thực tế là như thế nào thì chúng ta hãy cùng thử tìm hiểu xem sao nhé.

Gạo lứt (Brown rice) và gạo trắng (white rice) đều từ hạt thóc, cây lúa mà ra, chỉ khác nhau ở quá trình xay sát mà thôi.

Gạo lứt có chứa nhiều chất dinh dưỡng như Mg, Mn, P, Thiamine, Niacin, các vitamin nhóm B

Gạo lứt có chứa nhiều chất dinh dưỡng như Mg, Mn, P, Thiamine, Niacin, các vitamin nhóm B

 

Gạo lứt khi xay sát chỉ bỏ đúng vỏ trấu (1, Chaff) ở ngoài cùng, vỏ trấu này chỉ một số động vật như chim, gà… có thể tiêu hóa được. Còn những thành phần khác của hạt gạo được giữ nguyên, chúng ta hay nghe nói đến nguyên cám hay tiếng Anh gọi là whole grain gạo lứt chính là một trong những loại đó.

Gạo trắng mà chúng ta thường ăn, ngoài vỏ trấu bị loại bỏ, lớp vỏ cám (2,3 Bran) cũng bị bỏ, thường dùng để cho động vật ăn. Mầm (4 Cereal germ) cũng bị loại bỏ, cái này chính là gạo tấm để nấu cơm tấm. Nhiều người tưởng lầm là gạo tấm là đập vỡ hạt gạo ra là thành gạo tấm, nhưng không phải như vậy. Gạo tấm chính là phần đầu của hạt gạo (Cereal germ). Gạo trắng chỉ giữ lại duy nhất phần nội nhũ (5 endosperm).

Tại sao hàng ngàn năm nay con người vẫn ăn gạo trắng là chủ yếu? Câu trả lời cực kỳ đơn giản đấy là vì gạo trắng Ngon và Dễ ăn hơn nhiều so với gạo lứt.

Đúng là gạo lứt có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng như Mg, Mn, P, Thiamine, Niacin, các vitamin nhóm B nhiều hơn hẳn gạo trắng. Gạo lứt cũng có gấp đôi lượng chất xơ (fiber) và protein nhiều hơn đến 40% so với gạo trắng. Nhưng gạo lứt có chứa acid Phytic, một chất rất không tốt cho cơ thể. Acid Phytic sẽ gắn với các vi chất như Kẽm,Sắt, Magie… trong đường tiêu hóa, làm giảm hấp thu các vi chất này. Hơn nữa tuy lượng protein trong gạo lứt có nhiều hơn gạo trắng, nhưng lượng protein hấp thu của chế độ ăn toàn gạo lứt lại thấp hơn nhiều so với gạo trắng thông thường. Hơn nữa, gạo lứt lại chứa lượng Asen gần gấp đôi so với gạo trắng.

Gạo lứt chỉ hơn gạo trắng duy nhất ở một điểm, đó là gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường Tuy nhiên, có quá nhiều yếu tố khác như vận động chế độ ăn tuổi, chủng tộc, cân nặng… ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường nên gạo trắng chỉ chiếm một yếu tố nguy cơ rất rất nhỏ.

Tóm lại, các bạn thích ăn loại nào cũng được, sự khác biệt giữa 2 loại rất ít, không đáng kể. Chỉ cần ăn thêm chút rau thịt hoa quả là đã có thêm rất nhiều vitamin chất khoáng protein… là có thể có đầy đủ năng lượng cho tất cả nhu cầu hoạt động hàng ngày, trừ việc bạn đang on diet.

Còn bạn, bạn thích ăn gạo gì?

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật