Lá xương sông trị bệnh viêm họng và cảm cúm hiệu quả

Xương sông là loại cây được nhân dân trồng khắp nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị và làm thuốc chữa cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, nhức răng, loét lưỡi loét miệng, cam sài trẻ em… Theo Đông y lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, tiêu đờm đặc biệt là những trường hợp do phế nhiệt.

Sau đây là một số bài thuốc có dùng lá xương sông:

Ho do phế nhiệt: ho khan ho kéo dài người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, lẫm đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần)

Cảm cúm nhức đầu sổ mũi đau họng rát họng, ho mắc đờm: Lá xương sông 24g, cát cánh 12g tía tô 16g, trần bì 12g, mạch môn 16g cam thảo 12g sinh khương 6g sắc uống hoặc lá xương sông 24g, mạch môn 16g, ngũ vị 12g, xa tiền 12g bán hạ 10g hậu phác 12g, mơ muối 12g, trần bì 12g, đại táo 16g cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa mật ong 4 thìa. Đưa bát thuốc hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày

Khi dùng phải thức ăn không hợp vệ sinh gây đau bụng đầy bụng nôn mửa: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.

Trong vú có u cục đau nhức: Lá xương sông và lá đinh lăng mỗi thứ một nắm, giã nhỏ đắp tại chỗ, băng lại, đồng thời cho uống: Rễ xương sông 12g, nam tục đoạn 12g, kinh giới 12g hoa hòe (sao vàng) 16g, củ đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước, sắc còn 1,5 bát chia 2 lần uống trong ngày (uống khi thuốc còn ấm).

Người cao tuổi bị đau răng nhức răng tụt lợi: Rễ xương sông rửa sạch phơi khô 20g hoàng liên 10g, hai thứ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm, ngâm khoảng 10 ngày là có thể dùng dược, dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật