Thịt chuột: Cẩn thận "đặc sản" mang mầm bệnh gây chết người

Thịt chuột là đặc sản của nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, việc chế biến không đảm bảo có thể mang theo bệnh dịch.

Daily Mail đưa tin, một cô gái họ Chen (Phú Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc) bị mẹ ép phải ăn sáng bằng thịt chuột hầm. Mẹ cô Chen cho rằng món ăn này vô cùng bổ dưỡng, giúp con gái khoẻ mạnh, giảm rụng tóc

Từ lâu nay, thịt chuột được xem là đặc sản không chỉ của Phúc Kiến - Trung Quốc mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên món ăn này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu không được chế biến đảm bảo.

Món thịt chuột hầm được bà mẹ chuẩn bị cho con gái ăn sáng ở Trung Quốc

Món thịt chuột hầm được bà mẹ chuẩn bị cho con gái ăn sáng ở Trung Quốc

Muôn vàn cách chế biến chuột

Tại Trung Quốc, từ thời Từ Hy Thái Hậu, trong đại tiệc đã xuất hiện món sâm thử (chuột sâm), được nhắc đến là món ăn 'thập toàn đại bổ'. Đến nay, người Trung Quốc sử dụng những cách dân dã hơn để chế biến chuột như nướng, chuột đồng chiên giòn... hầu hết đều có bán ở chợ. Vùng Phúc Kiến nổi tiếng với món lườn chuột, vùng Giang Nam có chuột phi lê.

Ở Liên Xô cũ, Mỹ cũng từng dùng thịt chuột làm thức ăn. Các quốc gia châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, loài vật này cũng được dùng như một loại thực phẩm Tại Việt Nam, mỗi địa phương lại có phương pháp chế biến chuột khác nhau như chuột giả cầy, chuột xào chua ngọt, chuột rán, sốt cà chua nhúng giấm… Mâm cỗ của một số địa phương như Từ Sơn (Bắc Ninh), Thạch Thất (Hà Nội)… không thể thiếu món thịt chuột.

Người ta chọn chuột đồng, chuột bãi hoặc chuột lai nhím có cân nặng khoảng 2 - 3 lạng để chế biến. Chuột thường được đem thui, cạo sạch lông, mổ bụng bỏ lòng và những bộ phận nhỏ. Tuỳ vào món ăn mà giữ đầu hoặc không, sau đó tiến hành ướp và nấu theo từng mục đích.

Thịt chuột là món ăn khá phổ biến ở nhiều vùng miền, nhiều quốc gia

Thịt chuột là món ăn khá phổ biến ở nhiều vùng miền, nhiều quốc gia

Tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm

Tại Mỹ, từng có 81 người phải nhập viện vì bị ngộ độc sau khi ăn thịt chuột lang nướng tại lễ hội ẩm thực Minneapolis. Bill Belknap, phát ngôn viên Y tế công cộng quận Hennepin, Minnesota cũng cho biết, nhiều nạn nhân dương tính với vi khuẩn salmonella. Ngoài món chuột lang nướng vi khuẩn có thể lây chéo sang các món ăn khác.

Tại Việt Nam, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từng điều trị cho 3 bệnh nhân mắc bệnh Sodoku do xoắn khuẩn Spirillum từ thịt chuột. Bệnh thường gây đau đầu ảo giác mê sảng hôn mê Nếu để bệnh kéo dài, khả năng biến chứng cao, thậm chí tử vong

Tại TP. HCM cũng có bệnh nhân bị nhiễm vi-rút Hanta từ chuột gây suy thận suy gan Các trường hợp này chủ yếu do bị chuột cắn. Viện Pasteur tiếp nhận khoảng 30 - 50 trường hợp bị chuột cắn, chủ yếu tiêm phòng uốn ván. Các chuyên gia cho biết khi tiếp xúc với thịt sống hoặc chế biến chuột, vi-rút có thể lây sang người.

Sẽ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu ăn thịt một con chuột bị bệnh hoặc nhiễm hóa chất

Sẽ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nếu ăn thịt một con chuột bị bệnh hoặc nhiễm hóa chất

Chuột cũng là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch 'cái chết đen' trong thời trung cổ, khi nó giết chết 1/3 dân số châu Âu. Hiện nay có khoảng 3.000 người mắc bệnh trên thế giới. Nếu điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Khi tiếp xúc với chuột bệnh, bọ chét từ chuột nhảy sang người, hút máu và gây bệnh. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn thịt chuột có thể nhiễm dịch hạch.

Trong con chuột, đặc biệt là trong nước tiểu thận cũng như các phủ tạng khác của chúng luôn chứa những bệnh tật nguy hiểm như dịch hạch, phó thương hàn viêm cầu khuẩn, lao... Người chế biến, ăn tái dễ bị nhiễm bệnh Ngoài ra, môi trường sinh sống của chuột thời gian gần đây cũng bị ô nhiễm nặng. Những con chuột có thể bị đánh bả, nhiễm hoá chất. Với chuột đồng, nguy cơ cao nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Người ăn thịt chuột dễ dàng tích tụ chất độc cho cơ thể, gây nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh về gan thận ung thư

Chuột cống được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) xác định không đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm Việc kinh doanh thịt chuột cống có thể chịu sự trừng phạt của pháp luật do vi phạm Luật An toàn thực phẩm.

Như vậy, việc dùng chuột làm thức ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Trong đó, người bắt và chế biến có khả năng mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, mọi người nên hạn chế dùng chuột làm thức ăn. Khi bắt và chế biến cần có các biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa bệnh tật.

 

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật