Bỏ túi 3 bài thuốc đông y trị đau đầu vô cùng hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, đầu là nơi hội tụ mọi phần dương, nơi chứa não bộ, khí huyết của lục phủ ngũ tạng đều hội tụ ở đó nên ngoại cảm hay nội thương đều có thể gây đau đầu.

Nếu đau do ngoại cảm thường khởi phát nhanh, đau liên tục, thời gian đau ngắn. Nếu đau do nội thương khởi phát đau từ từ, lúc đau lúc nghỉ.

Theo Y học hiện đại đau đầu có nhiều nguyên nhân: đau đầu thứ phát sau khi sốt, chấn thương, bệnh về mạch máu chuyển hóa viêm nhiễm thần kinh, tai, mắt, mũi, họng, bệnh răng hàm mặt, do dùng thuốc do môi trường...

Đau đầu nguyên phát thường là đau nửa đầu (migraine) đau đầu từng chùm đau đầu do stress

Người bị đau đầu do phong thấp thịnh thường có biểu hiện nặng đầu, đầu đau như bị bó lại, có lúc đau nhói như dùi đâm, đầu âm u, người nặng, hông bụng đầy, chán ăn; lưỡi nhạt, rêu trắng bẩn, mạch nhu. Phép trị là khu phong kiện tỳ trừ thấp. Dưới đây là bài thuốc cổ phương gia giảm thường dùng:

Bài 1: Khương hoạt thắng thấp thang gia vị: khương hoạt 10g xuyên khung 18g, phòng phong 12g, mạn kinh tử 14g, cảo bản 14g bạch chỉ 14g cam thảo 4g, đại táo 12g sinh khương 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị phong thấp ở phần biểu, biểu hiện gáy cứng, đầu đau, lưng đau, bụng đầy không muốn ăn do phong thấp thịnh.

Gia giảm: nếu cảm, người nóng miệng khô, gia hoàng cầm, sinh địa; nếu đau đầu nhiều, gia thông bạch; nếu lạnh nhiều, gia thương truật, tế tân; nếu ăn kém tỳ hư, gia đảng sâm.

Bài 2: Độc hoạt tán gia giảm: độc hoạt 10g xuyên khung 16g, phòng phong 10g, cảo bản 14g, mạn kinh tử 14g, tuyền phúc hoa 10g tế tân 6g, sinh khương 12g. Tác dụng: tiêu phong, hoá đàm, trấn thống. Trị đầu đau hoa mắt chóng mặt do thấp.

Bài 3: Hương nhu ẩm gia giảm: hương nhu 16g, bạch biển đậu 16g hậu phác 12g, hoắc hương 14g, thạch hộc 14g, mạn kinh tử 14g lá sen 14g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Nếu dễ nôn, thêm gừng tươi 3 lát. Tác dụng: phát hãn, giải biểu, giải thử, hóa thấp hòa trung. Trị đau đầu do phong thấp thịnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật