Cách trị sỏi bàng quang bằng rau đắng rất dễ thực hiện

“Rau đắng” có nhiều loại, trong đó loài có tên khoa học là Polygonum aviculare L., thuộc họ rau răm, mà Đông y gọi là “biển súc”

“Rau đắng” có nhiều loại, trong đó loài có tên khoa học là Polygonum aviculare L., thuộc họ rau răm, mà Đông y gọi là “biển súc”, thường sử dụng để chữa các bệnh đường tiết niệu.

Trong sách thuốc rau đắng - được xếp vào loại thuốc “Lợi niệu thông lâm”, tức là loại thuốc lợi tiểu dùng chữa bệnh “lâm”. Trong Đông y, “lâm” chỉ tình trạng tiểu tiện vặt, tiểu tiện khó khăn, nhỏ giọt đau buốt... Bệnh “lâm” gồm 5 loại: thạch lâm, khí lâm, cao lâm, lao lâm và huyết lâm, nên thường gọi là ngũ lâm.

Trong đó thạch lâm là chứng bệnh tiểu tiện khó hoặc ngắt quãng, tiểu gấp, tiểu vặt đau buốt nước tiểu lẫn sỏi hoặc vàng đục, đôi khi lẫn máu; kèm theo bụng dưới co cứng, lưng đau quặn từng cơn, đau lan xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục.

Theo Đông y, biển súc có vị đắng, tính hơi hàn; đi vào kinh bàng quang Có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm cầm tiêu chảy và diệt ký sinh trùng Dùng chữa viêm bàng quang bí đái, đái buốt, đái dắt cấp tính, hoàng đản lỵ trực khuẩn đau bụng giun mụn nhọt lở ngứa ngoài da, trĩ bạch đới đòn ngã tổn thương, rắn cắn. Ngày dùng 6-12g khô dưới dạng thuốc sắc; dùng tươi tăng gấp đôi liều lượng. Dùng ngoài giã nát đắp, lượng thích hợp.

Một số cách sử dụng cụ thể:

Chữa tiểu tiện khó khăn, sỏi tiết niệu: Có thể dùng độc vị rau đắng: dùng 12-15g rau đắng khô, hoặc 15-30g rau đắng tươi, sắc uống nước uống thay trà trong ngày. Hoặc dùng rau đắng 12g, bòng bong 20g mã đề 20g; sắc uống thay trà; liên tục nhiều ngày đến khi đỡ.

Chữa viêm đường tiểu tiện, đái buốt: Dùng rau đắng khô 12g hoạt thạch 10g, mộc thông 5g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia ba lần uống trong ngày.

Chữa lỵ: Rau đắng 20g rau sam 10g, cỏ sữa nhỏ lá 10g; sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục 3 ngày.

Chữa giun kim, giun đũa: Rau đắng 30g, củ bách bộ 10g, sắc uống.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật