Đậu bắp - Tinh vị, thành phần hóa học và tác dụng dược lý của đậu bắp

Đậu bắp

Đậu bắp còn có các tên khác như mướp tây và gôm (danh pháp hai phần: Abelmoschus esculentus) là một loài thực vật có hoa có giá trị vì quả non ăn được. Loài này là cây một năm hoặc nhiều năm, cao tới 2,5 m. Lá dài và rộng khoảng 10–20 cm, xẻ thùy chân vịt với 5–7 thùy.

Hoa đường kính 4–8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa. Quả là dạng quả nang dài tới 20 cm, chứa nhiều hạt.

Bộ phận dùng: Toàn cây 

Nơi sống và thu hái: Có thể thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học

Quả giàu pectin và chất nhầy, cũng rất giàu về sắt và calcium. Quả tươi chứa vitamin A 740 đơn vị, thiamin, riboflavin, acid ascorbic và niacin. Lá và thân chứa iodin. Hạt chứa một chất dầu ăn được (16-22%) màu vàng xanh và mùi dễ chịu, chứa palmitin và stearin. Hoa chứa 2 sắc tố flavonol; gossypetin và quercetin.

Tính vị: Toàn cây có mùi thơm của đinh hương Quả hạt, lá đều có tác dụng làm dịu, làm nhầy, lợi tiểu. Hạt có tác dụng kích thích, trợ tim và chống co thắt; nước hãm hạt rang lên có tác dụng làm ra mồ hôi

Đậu bắp giúp lợi tiểu

Đậu bắp giúp lợi tiểu

Công dụng của đậu bắp

Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua. Hạt dùng để ăn. Khô dầu dùng làm thức ăn cho gia súc, hạt khô và rang thật kỹ được dùng thay cà phê. Dịch lá tươi giã nát dùng điều trị bệnh tăng tiết bã nhờn của da đầu và dùng đắp mụn nhọt.

Ở Malaixia, người ta dùng các bộ phận của cây làm thuốc giảm đau trong bệnh lậu và bệnh khó tiể. Ở Ấn Độ, quả chưa chín dùng làm thuốc sắc uống trị đau do xuất huyết tiểu nóng, tiểu khó vì lậu, chất nhầy từ quả và hạt dùng đắp trị bệnh lậu Lá dùng làm thuốc đắp dịu. Ở Thái Lan, quả khô dùng làm thuốc điều trị loét trong cơ quan tiêu hoá.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật