Dùng thuốc sau mổ bướu cổ như thế nào mới hiệu quả?
Cảnh báo: Trẻ con dễ lùn và kém thông minh nếu thiếu kẽm
Nguyên nhân và phương pháp giúp điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả
Bướu cổ là tên gọi để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp trong y học gọi là bướu tuyến giáp bao gồm nhiều loại như: phình giáp lan tỏa hay có hạt viêm giáp, bướu lành ung thư Những bướu này có thể có hay không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như cường giáp bình giáp hoặc suy giáp Tất cả được xếp làm 3 nhóm: dạng lành tính ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp. Có loại bướu lành là bướu cổ đơn thuần khi phát triển to lên, gây hại mức nào đó thì phải phẫu thuật (như cắt bỏ phần bướu cổ quá to gây chèn ép).
Sau mổ bướu cổ đơn thuần có khi phải dùng thuốc là hoóc-môn tuyến giáp lâu dài, thậm chí suốt đời. Việc dùng thuốc sau mổ bướu cổ đơn thuần phải được bác sĩ theo dõi cẩn thận bởi vì liều dùng hoóc-môn tuyến giáp bổ sung phải được điều chỉnh theo nhu cầu và đáp ứng theo từng người. Nhiều người có kiến thức về việc bổ sung hoóc-môn tuyến giáp rất lo lắng về việc dùng thuốc này sau mổ bướu cổ đơn thuần. Điển hình có thư hỏi như sau:
“Tôi mổ bướu giáp đơn thuần. Sau phẫu thuật, bác sĩ cho uống Levothyroxin trong vòng một tháng, đến ba tháng sau tôi thử TSH tăng 19mlU/L. Bác sĩ bảo suy giáp và cho uống Levothyroxin liều 1,5 viên với hàm lượng 50mcg/viên. Một tháng sau thì TSH còn 3,67; tiếp tục dùng thuốc với liều trên sau 40 ngày nữa khám lại TSH còn có 0,37; T4 lại tăng 19,17 (khoảng tham chiếu là 9 đến 19 pmol/L) nhưng bác sĩ vẫn cho dùng liều 1,5 viên như cũ. Tôi rất lo vì thấy TSH giảm nhiều quá mà T4 lại tăng. Thưa tôi có nên tiếp tục uống liều Levothyroxin như trên không, hay phải chỉnh liều vì bác sĩ nói bệnh nội tiết phức tạp nên cần ý kiến tư vấn để yên tâm? Hiện tại tôi cứ lo, TSH giảm nhiều quá sẽ đảo bệnh từ suy thành cường”.
Sau mổ bướu cổ đơn thuần có khi phải dùng thuốc là hoóc-môn tuyến giáp lâu dài, thậm chí suốt đời
Xin trả lời như sau:
Bướu giáp còn gọi là bướu cổ vì tuyến giáp nằm ngay trước cổ chúng ta, và bướu cổ đơn thuần là bướu cổ do thiếu iod hay thiếu hoóc-môn (nội tiết tố) tuyến giáp là thyroxin (khác với bướu cổ do cường giáp). Trong bệnh bướu cổ đơn thuần, có tình trạng giảm nội tiết tố thyroxin sẽ kích thích tuyến yên tăng tiết nội tiết tố TSH (thyroid stimulating hormone) nhằm kích thích tuyến giáp hoạt động quá đáng (để tăng sản xuất nội tiết tố tuyến giáp nhưng lại không sản xuất được vì thiếu iod) gây nên bướu giáp. Trong trường hợp bướu cổ đơn thuần lan tỏa không độc thì levothyroxine (thuốc dùng như hoóc-môn tuyến giáp để điều trị tuyến giáp hoạt động kém tức suy giáp) có thể được dùng với mục đích nhằm giảm kích thước của tuyến giáp, nhưng bướu cổ phát triển gây hại mức nào đó thì phải phẫu thuật (cắt bỏ phần bướu cổ quá to gây chèn ép). Vì vậy sau phẫu thuật bướu cổ đơn thuần thường phải dùng levothyroxin lâu dài, có khi suốt đời, với điều kiện là dùng đúng liều lượng và dùng đúng cách, do tuyến giáp không còn khả năng sản xuất ra hoóc-môn tuyến giáp nội sinh đầy đủ nữa.
Để chẩn đoán bệnh tuyến giáp đặc biệt theo dõi việc dùng thuốc levothyroxin có đúng liều hay không bác sĩ thường cho xét nghiệm máu đo 3 chỉ số TSH, T3, T4.
TSH (thyroid stimulating hormone) là một thông số rất nhạy và đặc hiệu để đánh giá chức năng tuyến giáp. TSH tăng khi hoóc-môn tuyến giáp lưu hành thấp là một dấu hiệu cho thấy chức năng tuyến giáp bị suy giảm. Còn T3 (triiodothyronine) tetraiodothyronine hay thyroxin) chính là hai hoóc-môn tuyến giáp. Chức năng tuyến giáp bị suy giảm. Còn có 0,37 và T4 lại tăng 19,17 (khoảng tham chiếu là 9 đến 19 pmol/L). Bạn quá lo vì cho rằng TSH giảm nhiều quá mà T4 lại tăng quá, TSH giảm nhiều quá sẽ đảo bệnh từ suy giáp thành cường giáp. Xin thưa, hai con số bạn nêu chẳng giảm, tăng quá đáng đâu. Khoảng tham chiếu các chỉ số xét nghiệm tùy theo tài liệu tham khảo có khác nhau nhưng chúng không thật quá cách biệt. Có tài liệu đáng tin cậy cho thấy, đối với người trưởng thành: 0.27- 4.20 µIU/ml, và đối với người trưởng thành: 12 - 22 pmol/l. Tức hai con số bạn lo lắng đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép, không quá giảm hay không quá tăng đâu.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:04 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:09 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:01 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:01 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:04 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:00 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:01 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:03 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:08 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:05 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023