Cần thận trọng khi tiêu chảy, sử dụng thuốc nào để đạt được hiệu quả

Ngày hè, nhiệt độ môi trường luôn ở mức cao dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm và tiêu chảy.

Các triệu chứng rất phong phú nhưng chủ yếu là những triệu chứng của đường tiêu hóa sớm nhất sau ăn là đau bụng buồn nôn nôn, đi ngoài phân lỏng toàn nước, có khi phân nhày lẫn máu.

Việc xử trí điều trị chống tình trạng mất nướcchất điện giải khá quan trọng vì thực tế có khoảng 80% các trường hợp trẻ em mắc tiêu chảy bị tử vong do bệnh lý này. Điều trị mất nước và chất điện giải nhằm mục đích bù nước và chất điện giải do bệnh gây ra gọi là điều trị phục hồi, cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể trong khi được điều trị gọi là điều trị duy trì. Trong điều trị, có thể đưa nước và chất điện giải vào cơ thể bằng cách uống, tiêm truyền qua đường tĩnh mạch dùng ống thông mũi - dạ dày

Cần thận trọng khi gặp phải các triệu chứng kể trên. Nhiều trường hợp khi bị tiêu chảy tự dùng thuốc cầm tiêu chảy bừa bãi làm cho vi khuẩn độc tố của không được tống ra ngoài gây tổn thương nặng cho lòng ruột. Sau đó vi khuẩn sẽ nhân lên và có khả năng thẩm thấu vào máu gây sốc nhiễm khuẩn rất dễ dẫn đến tử vong (tỉ lệ sốc nhiễm khuẩn gây tử vong có thể lên tới 50%).

Khi bị tiêu chảy cấp chưa xác định được nguyên nhân, ngoài việc phải bù nước kịp thời, có thể sử dụng ngay thuốc có hoạt chất diosmectite. Hoạt chất này có khả năng cố định các tác nhân gây bệnh trong đường ruột và gắn kết các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút, độc tố muối mật

Ngoài ra thuốc còn có khả năng bao phủ hạn chế xâm lấn của tác nhân gây bệnh. Dùng loại này có độ dung nạp tốt, không hấp thu vào máu, không tác dụng phụ, không chống chỉ định. Việc dùng các thuốc khác điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy phải được bác sĩ chỉ định thông qua việc khám, xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật