Muối mật là gì? Tác dụng và vòng tuần hoàn của muối mật

Muối mật là gì?

Muối mật là một hỗn hợp gồm muối kali hoặc natri của các acid mật kết hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin.

Có 2 loại muối mật: Glycocholat natri (kali) và taurocholat natri (kali).

Có 2 loại muối mật cơ bản

Có 2 loại muối mật cơ bản

Tác dụng của muối mật

B Muối mật giúp cho sự hấp thu của các axit béo monglycerid cholesterol và các lipit ở ruột non Nếu không có muối mật trong ruột non, trên 40% lipit bị mất theo phân, bệnh nhân sẽ bị thiếu hụt chuyển hóa do mất mỡ.

Ngoài vai trò giúp hấp thu chất béo, muối mật còn giúp hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A vitamin D vitamin e vitamin k Khi mật bị tắc, không xuống được ruột, chất mỡ trong ruột không tiêu hoá được có thể gây tiêu chảy Một số bệnh nhân bị bệnh gan hay bị ngứa là do muối mật đọng lại ở dưới da.

Nhũ tương hóa mỡ: Muối mật làm giảm sức căng bề mặt của các hạt mỡ

Ngoài ra sự bài tiết mật cũng chịu sự điều hòa của hormone secretin. Nhưng secretin chỉ kích thích tế bào biểu mô của ống mật bài tiết dung dịch bicarbonat, chứ không kích thích tế bào nhu mô gan sản xuất mật đầu – Trẻ hay bị táo bón

Tuần hoàn đi lại của muối mật

Ở hồi tràng, khoảng 94% muối mật được tái hấp thu tích cực qua niêm mạc ruột rồi theo tĩnh mạch cửa về gan Tại đây toàn bộ muối mật được hấp thu vào tế bào gan, rồi lại được bài tiết vào mật. Bằng cách này, 94% muối mật được đứa trở lại mật. Số lượng nhỏ muối mật đào thải theo phân sẽ được thay thế bởi những muối mật mới được tạo ra liên tục ở gan. Sự tái tuần hoàn của muối mật được gọi là tuần hoàn ruột – gan.

Lượng mật được bài tiết ở gan phụ thuộc rất nhiều vào lượng muối mật trong tuần hoàn ruột gan. Lượng muối mật trong tuần hoàn ruột gan càng lớn (bình thường vào khoảng 2.5g) thì khả năng bài tiết mật của gan càng lớn. Ăn một lượng lớn muối mật có thể làm cho lượng mật bài tiết tăng thêm vài trăm mililit mỗi ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật