Chữa dứt điểm bệnh đau thần kinh tọa từ cây kiến cò

Kiến cò còn có tên khác là nam uy linh tiên, bạch hạc, là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8.

Cây mọc hoang, được trồng ở nhiều nơi, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Theo y học cổ truyền, cây kiến cò có vị ngọt dịu và dịu, tính bình, có công dụng sát trùng chống ngứa, trừ phong thấp Ngày uống 10-15g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Rễ có thể rửa sạch, ngâm trong rượu dấm để làm thuốc trị bệnh nấm da.

Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây kiến cò 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn  etylic  70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben  ngày 2 lần đến khi khỏi.

Đau thần kinh tọa do lạnh: rễ cây kiến cò 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết giảm đau Uống 10 - 15 thang.

Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh mưa ẩm thấp): Rễ cây kiến cò 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g kim ngân hoa 16g quế chi 8g bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g ý dĩ 12g cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống 10-20 thang.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật