FDA đã phê duyệt loại thuốc đầu tiên trị bệnh đậu mùa

 Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố bệnh đậu mùa, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong đã bị loại trừ vào năm 1980, nhưng đã có những lo ngại lâu dài rằng bệnh đậu mùa có thể được sử dụng như một loại vũ khí sinh học. Quyết định phê chuẩn TPOXX của FDA được xem là một cột mốc quan trọng trong việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này...

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vừa phê duyệt TPOXX (tecovirimat), loại thuốc đầu tiên có chỉ định điều trị bệnh đậu mùa. Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố bệnh đậu mùa, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gâytử vong đã bị loại trừ vào năm 1980, nhưng đã có những lo ngại lâu dài rằng bệnh đậu mùa có thể được sử dụng như một loại vũ khí sinh học.

“Để giải quyết nguy cơ khủng bố sinh học, Quốc hội Mỹ đã thực hiện các bước để cho phép phát triển và phê duyệt các biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn các mầm bệnh có thể được sử dụng làm vũ khí. Sự chấp thuận của FDA ngày hôm nay cung cấp một mốc quan trọng trong những nỗ lực này. Ông Scott Gottlieb, ủy viên của FDA cho biết.

Trước khi loại trừ vào năm 1980 vi rút variola, loại siêu vi gây bệnh đậu mùa chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa người với người. Đây là bệnh nhiễm vi rút toàn thân với đặc điểm phát ban ở da. Bệnh bắt đầu đột ngột với sốt cao 400C, khó chịu đau đầu mệt lử đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng và nôn. Sau 2 - 4 ngày, nhiệt độ giảm và xuất hiện ban. Ban phát triển qua các giai đoạn nối tiếp nhau: dát (macula), sần (papula) mụn nước (vesicula) mụn mủ (pustule), sau cùng đóng vẩy và kết thúc vào tuần thứ 3, thứ 4 sau khi phát ban.

Do tổn thương của ban sâu dưới tầng tế bào sinh sản của thượng bì nên khi tróc vẩy đậu sẽ để lại sẹo, nhiều nhất ở mặt, được gọi là mặt rỗ. Thông thường sốt tăng cùng với sự tiến triển của ban đến mụn mủ. Ban xuất hiện trước tiên ở mặt, sau đó đến thân và chân tay. Ban tập trung mọc ở mặt, chân tay nhiều hơn ở thân. Người đã được chủng đậu trước đây, nếu bị nhiễm vi rút đậu mùa có thể không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.

Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox). Thể bệnh nặng có tỷ lệ chết/mắc ở người chưa chủng đậu khoảng 15 - 40% tử vong có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, thứ 3, nhưng bị chết nhiều trong tuần thứ 2. Khoảng 3% bệnh nhân nặng trong bệnh viện đã trải qua thời kỳ tiền triệu nghiêm trọng, bị kiệt sức chảy máu ở da niêm mạc tử cung bộ phận sinh dục, đặc biệt ở phụ nữ có thai. Những trường hợp bị chảy máu như vậy bị chết rất nhanh.

Các biến chứng của bệnh đậu mùa có thể bao gồm viêm não (viêm não), loét giác mạc (vết loét hở trên bề mặt rõ ràng, phía trước của mắt) và mù lòa

Dù đã bị loại trừ hoàn toàn cách đây 38 năm, các mẫu bệnh đậu mùa hiện vẫn được lưu trữ tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) và Trung tâm nghiên cứu virus và công nghệ sinh học Nga.

CDC cho biết, nguy cơ của bệnh đầu mùa vẫn tồn tại vì một số quốc gia trong quá khứ từng đưa virus gây bệnh vào các loại vũ khí. Bệnh có thể bùng phát trở lại nếu số vũ khí này rơi vào tay các nhóm khủng bố hoặc những cá nhân có mục đích phạm tội.

Thuốc TPOXX, do công ty SIGA Technologies của Mỹ phát triển, nhận được sự phê chuẩn của FDA sau khi thực hiện nghiên cứu thành công trên động vật nhiễm vi-rút đậu mùa và những thử nghiệm lâm sàng về tính an toàn ở người khỏe mạnh. Quyết định phê chuẩn TPOXX được xem là một cột mốc quan trọng trong việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là nhức đầu buồn nônđau bụng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật