Thuốc giảm đau opioid tác động xấu đến xương - Bạn đã biết?

Opioid là thành phần được sử dụng phổ biến trong nhiều loại thuốc giảm đau và được ưa chuộng trên thị trường do tác dụng kiểm soát cơn đau nhanh chóng.

Tuy nhiên, opioid cũng được xếp vào nhóm thuốc dễ gây nghiện và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ do nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Robert Zura, Giáo sư và Chủ tịch Hội Phẫu thuật chỉnh hình tại Trường đại học New Orleans, Hoa Kỳ đã công bố kết quả: Sử dụng opioid không chỉ làm tăng nguy cơ gãy xương mà còn giảm sự hồi phục các thương tổn xương của người bệnh.Khoảng 49,2% bệnh nhân sử dụng opioid để kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo với  bệnh nhân về một rủi ro vốn có trong việc sử dụng hầu hết các thuốc giảm đau opioid và nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ thuật giảm đau đa phương thức không có opioid.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên 309.330 bệnh nhân bị 18 loại gãy xương phổ biến nhất, cũng như quá trình sử dụng thuốc của họ, bao gồm thuốc kháng sinh thuốc chống đông máu thuốc trị đái tháo đường thuốc trị loãng xương thuốc tim thuốc lợi tiểu thuốc ức chế miễn dịch steroid thuốc chống co giật và thuốc giảm đau không opioid... Họ phát hiện ra rằng trong số các loại thuốc nêu trên, thì việc sử dụng thuốc giảm đau có chứa opioid làm tăng đáng kể nguy cơ gãy xương và tình trạng khó hồi phục sau gãy xương ở mọi lứa tuổi và cả hai giới tính

Một số loại thuốc có chứa opioid nhóm II tạo ra nguy cơ đáng kể, bao gồm acetaminophen/ oxycodone, hydromorphone, acetaminophen/hydrocodone, oxycodone và meperidine. Ngoài ra, các thuốc opioid nhóm III và nhóm V như: tramadol, naloxone, pentazocine cũng làm gia tăng nguy cơ gãy xương ở người sử dụng.

Trước những hệ lụy của tình trạng lạm dụng opioid thậm chí sử dụng quá liều gây tử vong thuốc chứa opioid nhóm IV (có hiệu lực thấp) được kê toa phổ biến hơn trong điều trị, song các nhà khoa học cho biết điều này không làm tăng mức độ an toàn của thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật