Bóng cười: Vui trong phút chốc, nhưng hối hận cả đời

Người trẻ chơi nhiều bóng cười sẽ có hại cho tim mạch và hệ thần kinh. Trên thế giới, một số người phải nhập viện vì bị sốc tim do sử dụng bóng cười.

Thú chơi bóng cười có thể gây tắc thở của giới trẻ Hà Nội: Bóng cười được giới trẻ sử dụng vì tạo ra sự phấn khích, cảm giác lâng lâng. Hiện nay, không ít người tìm đến thú vui này như một cách thư giãn vào cuối ngày.

Bên cạnh shisha (thuốc lào Ả Rập), bóng cười - bóng bay được bơm khí N2O (nitrous oxide) khiến người hít có cảm giác hưng phấn và cười không ngừng - đang là thú chơi được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Người trẻ chơi bóng cười trong các quán bar, thậm chí tại ngay những quán cà phê bình dân. Bóng cười liệu có vô hại như tâm lý suy nghĩ của người dùng?

Bóng cười được giới trẻ sử dụng khi đi bar, uống cà phê. Ảnh: Hàn Triệt.

Bóng cười được giới trẻ sử dụng khi đi bar, uống cà phê. Ảnh: Hàn Triệt.

Thế giới từng có người nhập viện vì bóng cười

PGS.TS Trần Hồng Côn - khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho hay loại khí trong bóng cười là N2O, thường được sử dụng trong y tế với mục đích gây mê không mất tri giác.

Ở nồng độ thấp, N2O kích hoạt trung tâm gây cười trong não. Khí này khi hít vào cơ thể sẽ tan vào máu, tác động đến thần kinh, gây cười.

'Ở nước ngoài, người ta vẫn sử dụng loại khí gây cười này, tuy nhiên nó được kiểm soát về nồng độ và tỷ lệ rất nghiêm ngặt. Ở Việt Nam, loại khí gây cười chưa được kiểm soát chặt chẽ', ông Côn nói.

Cũng theo PGS.TS Hồng Côn, những người có bệnh tim mạch hô hấp nhạy cảm về thần kinh không nên sử dụng  bóng cười, bởi dễ bị sốc và ảnh hưởng hoạt động của tim Ngoài ra, khí N2O có thể bị pha lẫn NO, NO2 rất có hại cho cơ thể.

Ông Côn cho biết chưa có thống kê trường hợp nào ở Việt Nam phải nhập viện vì bóng cười nhưng trên thế giới một số bệnh nhân bị sốc tim do sử dụng loại bóng này.

Bác sĩ Trần Chí Thành - khoa Ung bướu, Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa - khuyến cáo sử dụng N2O quá nhiều gây giãn mạch máu có hại cho tim mạch và hệ thần kinh

'Thực tế, việc sử dụng N2O lâu dài nguy hiểm không kém đập đá, nhưng hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về chất này nên chưa kết luận chính xác được', bác sĩ Thành cho biết.

PGS.TS Trần Hồng Côn khẳng định lạm dụng bóng cười có hại cho sức khoẻ. Ảnh: Hàn Triệt.

PGS.TS Trần Hồng Côn khẳng định lạm dụng bóng cười có hại cho sức khoẻ. Ảnh: Hàn Triệt.

Vô tư hít bóng cười vì tâm lý vô hại

Chính vì chưa có nghiên cứu và quy định cụ thể, nhiều bạn trẻ vẫn vô tư sử dụng bóng cười.

'Lần đầu thử bóng cười của mình là tại quán cà phê. Cả nhóm rủ nhau chơi nên mình cũng muốn thử xem sao vì nghe nói không hại sức khỏe', N.S (sinh năm 1993, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ.

Cũng như N.S., nhiều bạn trẻ khác có tâm lý muốn thử loại khí gây cười này vì suy nghĩ vô hại, không phạm pháp.

Chị L.G. (28 tuổi) - chủ quán cà phê trên đường Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội - cho hay đa số những quán bar, cà phê trên tuyến phố này đều có bán bóng cười.

'Những người sử dụng đều còn trẻ. Sau khi hít khí từ quả bóng, họ chỉ cười vui vẻ, một lúc sau thì bình thường. Sản phẩm không bị cấm, quán nào cũng có, mình không bán thì mất hết khách', nữ chủ quán cho hay.

Theo thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP Hà Nội, bóng cười thực chất là quả bóng được bơm khí có tên khoa học N2O không nằm trong danh mục cấm.

Bóng cười có thể gây nghiện (ảnh: Alamy)

Bóng cười có thể gây nghiện (ảnh: Alamy)

Qua quá trình phá các tụ điểm ma túy tổng hợp, cảnh sát chưa phát hiện người hút chích ma túy có sử dụng kết hợp bóng cười.

Phía công an cho hay chưa có cơ sở khoa học chính thức khẳng định bóng cười gây hại cho sức khỏe Vì thế, cơ quan chức năng chưa có quy định cụ thể về việc hạn chế, cấm mua bán kinh doanh và sử dụng bóng cười.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật