Biến chứng tay chân miệng, bố mẹ không được chủ quan!

Bệnh tay chân miệng không phải là bệnh mới xuất hiện, trong tài liệu y khoa đã nói đến từ lâu. Hầu hết bệnh sẽ nhanh khỏi nếu điều trị đúng cách. Nhưng một số trường hợp, biến chứng tay chân miệng có thể  là biến chứng não và tim, gây tử vong cao và rất nhanh.

Biến chứng tay chân miệng

Đa số các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi nhưng nếu bệnh do tác nhân enterovirus 71, một số trẻ có biến chứng tim mạch hô hấp thần kinh rất nguy hiểm như viêm não viêm cơ tim viêm màng não

Điều nguy hiểm hơn là các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu thầy thuốc không có kinh nghiệm và người nhà không chú ý.

Viêm não là một biến chứng tay chân miệng

Viêm não là một biến chứng tay chân miệng

Trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ quấy khóc liên tục giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu thiu thiu ngủ. Trẻ có thể biểu hiện hoảng hốt, nói lảm nhảm, chới với run tay chân co giật Triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng tay chân miệng như sốt cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch nhanh nhưng không sốt cao, yếu tay chân méo miệng Khi trẻ có biến chứng nếu không điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.

Những trường hợp trẻ có thể bị biến chứng tay chân miệng

- Sốt hơn 2 ngày.

- Sốt trên 39 độ C.

- Sốt cao và khó hạ sốt

- Nôn ói nhiều.

Các bé có dấu hiệu trên nên mang đến bệnh viện khám.

Trẻ nào đang bị biến chứng tay chân miệng

- Giật mình chới với (thường lúc bắt đầu thiu thiu ngủ). Phụ huynh cần biết phát hiện dấu hiệu này.

- Li bì, ngủ nhiều.

- Run tay chân, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân.

Các bé có dấu hiệu sau nên nhập bệnh viện ngay:

- Thở mệt.

- Khóc khan.

Nhập viện ngay khi trẻ khóc khan

Nhập viện ngay khi trẻ khóc khan

- Da nổi bông, lạnh tay chân.

- Mạch nhanh.

- Huyết áp cao.

Các bé có dấu hiệu trên cần nhập viện gấp và theo dõi sát.

Cách chăm sóc tại nhà để tránh biến chứng tay chân miệng

- Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, trẻ thường dễ ăn hơn nếu thức ăn không cay, không mặn, không nóng.



- Dùng thuốc giảm đau hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày.

Trẻ bị tay chân miệng sẽ phát tán virus lây cho người xung quanh, nên cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày, tránh tiếp xúc với trẻ bệnh khi ở chung nhà vì bệnh rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác. Hiện nay, tác nhân enterovirus 71 chưa có thuốc chủng ngừa nên cách phòng ngừa là bảo đảm vệ sinh trong ăn uống Tại lớp trẻ học và tại nhà phải được vệ sinh bằng dung dịch sát trùng ở sàn nhà, đồ chơi và các vật dụng sinh hoạt khác.

Để đề phòng biến chứng tay chân miệng, bạn phải nắm rõ các kiến về bệnh tay chân miệng ngay từ hôm nay

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật