Mycoplasma là gì? Tìm hiểu về căn bệnh viêm phổi do Mycoplasma gây ra

Mycoplasma là vi khuẩn gì?

Mycoplasma là vi khuẩn nhỏ nhất còn có khả năng sinh sản không có vách tế bào khó nhuộm với thuốc nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemssa mycoplasma có thể phát triển trên môi trường có hoặc không có tế bào sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp 35 – 37 độ C, pH 7 - 7,8.

Trên môi trường lỏng khó quan sát vi khuẩn mọc vì canh khuẩn trong suốt. Trên môi trường đặc mọc thành khuẩn lạc có trung tâm tối và dày, mọc lấn xuống thạch, rìa khuẩn lạc mỏng và bẹt. Chứa ADN và ARN, tỷ lệ ARN/ADN nhỏ hơn 1. Không có vách tế bào nhưng có vỏ mỏng như màng nguyên tương của vi khuẩn. Quá trình nhân lên khá phức tạp và phụ thuộc vào môi trường, người ta quan sát thấy cả hiện tượng song phân và hiện tượng nảy chổi. Trên nuôi cấy tế bào, vi khuẩn hầu hết phát triển trên bề mặt tế bào.

Viêm phổi do vi khuẩn mycoplasma gây ra làm con người tức ngực, tim đập nhanh

Viêm phổi do vi khuẩn mycoplasma gây ra làm con người tức ngực, tim đập nhanh

Viêm phổi do Mycoplasma là bệnh gì?

Viêm phổi do Mycoplasma là một bệnh nhiễm trùng ở phổi khá phổ biến. Bệnh này do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Đây là bệnh viêm phổi không điển hình do nó có những triệu chứng khác với những bệnh viêm phổi do nhiễm virus thông thường khác.

Triệu chứng thường gặp

- Tức ngực

- Cảm thấy ớn lạnh

- Ho khan

- Sốt

- Đau đầu

- Viêm họng

- Ra mồ hôi nhiều

- Thở nhanh

- Phát ban.

Nguyên nhân gây viêm phổi do Mycoplasma

Nhiễm trùng xảy ra khi bạn hít phải những hạt nước trong không khí mà người nhiễm bệnh ho ra ngoài. Những hạt nước bọt này có chứa một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma pneumoniae gây ra bệnh viêm phổi. Nhiễm trùng do Mycoplasma thường lây truyền nhanh chóng giữa những người sống hoặc làm việc trong một không gian hẹp như trong gia đình trường học hoặc nơi làm việc.

Điều trị viêm phổi do mycoplasma

- Dùng thuốc kháng sinh theo đúng như bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc đúng thời gian cho tới khi hết thuốc

- Dùng acetaminophen hoặc aspirin (trừ trẻ em) để giảm sốt và giảm đau

- Uống nhiều nước để tránh mất nước

- Rửa tay sạch

- Không hút thuốc

- Chích ngừa cúm hàng năm

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật