Người bệnh mạch vành lưu ý gì khi vận động? Có thể bạn chưa biết

Dấu hiệu nghi ngờ bệnh mạch vành điển hình là đau ngực, ngoài ra còn có biểu hiện khó thở, vã mồ hôi, lo lắng hốt hoảng, rối loạn nhịp tim, ngất... Người ta hay lầm tưởng, khi bị bệnh mạch vành không được hoạt động nhiều, trên thực tế dựa vào kết quả kiểm tra sức khỏe, người bệnh vẫn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường, vận động phù hợp.

Người bị bệnh mạch vành nên vận động thế nào?

Bệnh mạch vành (còn gọi là thiếu máu cơ tim) là tình trạng lòng mạch bị hẹp một phần hoặc tắc nghẽn làm hạn chế tuần hoàn máu đến tim Vấn đề người mắc bệnh này nên vận động ra sao quả là không đơn giản. Ở đây có mâu thuẫn nhất định. Trong trường hợp nào thì cơ tim vẫn cần được cung cấp đầy đủ ôxy huyết và đương nhiên vận

động có thể tăng lưu lượng máu và hấp thu ôxy nhưng đồng thời lại tăng gánh nặng cho tim Do đó, cần lựa chọn cho mình một phương pháp luyện tập phù hợp. Tập bừa - dù tập ở hình thức nào - cũng rất nguy hiểm. Những yếu tố nguy cơ bị bệnh động mạch vành là hút thuốc lá, uống rượu béo phì hay béo bụng vì vậy cần bỏ thói quen xấu nên duy trì cân nặng ăn uống khoa học, làm việc và nghỉ ngơi điều độ kết hợp với rèn luyện thể lực để bệnh ổn định và nâng cao sức khỏe

Những điều cần chú ý trong tập luyện

Chọn nội dung, cách tập, chú trọng theo dõi sức khỏe bản thân trước, trong và sau khi tập luyện: Người bị bệnh mạch vành nên chọn những bài tập, động tác nhẹ chậm, tiết tấu và nhịp thở đều, mạch ít biến động như đi bộ, thể dục tay không, thái cực quyền... và một số động tác đơn giản khác như vẩy tay, xoay eo, ngồi hoặc đứng thở sâu. Khi đi hoặc đánh lăng tay chú ý hợp với nhịp thở. Cũng có thể đá lăng và áp chân nhẹ nhàng để giữ gìn tính linh hoạt của các khớp liên quan.

Tập tốt nhất vào lúc thấy thoải mái, không có gì trắc trở (tâm lý, thời tiết); tập với mức độ trung bình, không tập đến mức thở gấp, thở hồng hộc. Tập xong chỉ thấy hơi mệt, nghỉ một lúc đã có thể hồi phục thì mức độ tập đó là phù hợp.

Ngoài ra, cần căn cứ vào lứa tuổi, yếu tố nguy cơ, triệu chứng của đau ngực yếu tố gia đình các bệnh đi kèm... mà thận trọng, thậm chí hạn chế ngừng tập thể lực cường độ cao để giảm gánh nặng cho tim Cũng không nên ngồi đánh bài, chơi cờ, xem tivi, đọc sách báo lâu hoặc tránh để tâm trạng bị kích động, hưng phấn quá mức

Kiểm tra sức khỏe qua mạch đập trước và sau khi tập luyện:

Mạch tĩnh (mạch cơ sở): Bắt mạch vào sáng sớm lúc vừa tỉnh dậy còn nằm trên giường. Dùng 3 đầu ngón tay (trỏ giữa và đeo nhẫn) ấn nhẹ vào mặt trong của cổ tay trái, sẽ thấy có lúc tay như nẩy lên, đó là mạch đập. Tự mình lấy mạch. Thường là tính mạch trong 1 phút, nhưng khi đo có thể đếm mạch trong 10 giây x 6 hay 15 giây x 4.

Mạch trước vận động: Mạch trước tập luyện gọi là mạch trước vận động. Mạch trước khi tập luyện thường cao hơn mạch cơ sở.

Mạch sau vận động: Mạch đo ngay sau khi vừa kết thúc tập luyện gọi là mạch sau vận động.

Mạch trong thời gian vận động thường cao hơn mạch trước khi vận động. Nếu mạch cơ sở 70-80 nhịp/ phút. Sau vận động cụ thể khoảng 120 nhịp/phút là vận động nhẹ; mạch 120-140 nhịp/phút là hợp lý; mạch cao hơn 160 nhịp/phút là không tốt cho sức khỏe tim sẽ đập nhanh hơn để thích ứng với tình trạng này, từ đó tần số mạch cũng tăng, cần giảm vận động.

Hoặc: Sau khi tập luyện, chưa đến 1 phút mạch đã trở về bình thường là do vận động quá nhẹ; sau 2-3 phút mạch trở về bình thường là sức khỏe tốt và lượng vận động hợp lý; sau 5-6 phút mạch vẫn chưa hồi phục là vận động quá cao so với sức khỏe cho phép, cơ tim chịu đựng quá mức. Vậy, theo dõi mạch trước và sau vận động giúp bạn hiểu được việc tập luyện thế nào: nhẹ, vừa hay quá sức với sức khỏe của mình, từ đó có sự điều chỉnh hoạt động thể lực cho hợp lý.

Kiểm soát hoạt động thể lực trong tập luyện:

Kiểm soát hoạt động thể lực trong khi tập luyện nhằm hạn chế vận động thể lực với cường độ lớn hay hưng phấn cao rất dễ xảy ra tai biến. Nếu bị chóng mặt thở gấp hay đau ngực, hãy ngừng tập cho đến khi dấu hiệu trên qua đi.

Người từ 40 tuổi trở lên, ít vận động cũng có thể mắc bệnh mạch vành tiềm ẩn. Tuy nhiên chưa có biểu hiện của bệnh nên dù đã có bệnh mà bản thân người bệnh vẫn chưa biết. Do đó, khi bạn bước vào tuổi trung niên, cần chú ý đến sức khỏe, khám bệnh định kỳ đặc biệt quan trọng.

Người mắc bệnh này nên tận dụng tất cả những điều kiện đi bộ, đi bộ đến các cửa hàng, chợ, nơi làm việc thay cho các hình thức như đi thang máy, ôtô, xe máy. Ai mắc bệnh này, đặc biệt là bệnh tim đau thắt ngực cần luôn mang theo thuốc cấp cứu chuyên biệt, tốt nhất cần có bạn trong khi tập luyện để được hỗ trợ khi cần thiết.

Khi cơn đau thắt ngực xảy ra, cần cho bệnh nhân nằm nhẹ xuống, không nên lay động, di chuyển người bệnh, cho ngậm hay xịt thuốc nitroglycerine dưới lưỡi và gọi cấp cứu. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật