Nguy cơ các biến chứng viêm não Nhật Bản nặng thế nào?

Thời tiết nắng nóng diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước dẫn đến việc số lượng bệnh nhân nhi bị mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan đến hô hấp, tiêu hoá đặc biệt là bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) tăng đáng kể. Hiện khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương đang có gần 40 bệnh nhi bị viêm não Nhật Bản nằm điều trị. So với năm trước, mùa đỉnh của dịch VNNB năm nay số lượng bệnh nhân có giảm nhưng hầu hết lại là những ca bệnh nặng, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ cảnh báo, bệnh VNNB nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong hoặc bị các biến chứng nặng nề như chậm phát triển trí tuệ, động kinh, liệt chi suốt đời...

Viêm não Nhật Bản có 3 thể lâm sàng: thể viêm não, thể viêm màng não nước trong và thể nhẹ kèm theo sốt đau đầu Biểu hiện điển hình của VNNB trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn nhiễm virut huyết, giai đoạn viêm não và giai đoạn di chứng. Thời kỳ ủ bệnh từ 3-15 ngày, trung bình từ 5-8 ngày. Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm huyết thanh để phát hiện kháng thể VNNB.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh VNNB là: Trẻ chán ăn mệt, bị sốt, hay quấy khóc đau đầu Nặng hơn là nôn, sốt cao kèm co giật Khi bệnh nhi có biểu hiện lơ mơ, hôn mê, cứng gáy, chân tay quờ quạng, rối loạn tri giác là bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng.

Vì vậy, nếu thấy trẻ có những biểu hiện bệnh, đầu tiên, cha mẹ cần hạ sốt cho trẻ ngay tại nhà, cung cấp đủ nước và đưa ngay đến cơ sở y tế. Có thể kết hợp chườm khăn mát cho trẻ ở trán, bẹn nhưng tuyệt đối không chườm đá lạnh

Bệnh khởi phát bằng sốt cao đột ngột 39 - 40oC, rét run đau đầu dữ dội, đặc biệt là vùng trán, mặt đỏ đau bụng buồn nôn và nôn bạch cầu cao, bạch cầu đa nhân tăng. Ngay trong 1-2 ngày đầu của bệnh đã xuất hiện cứng gáy, tăng trương lực cơ Trường hợp nặng từ ngày thứ 3-4 của bệnh có những triệu chứng của viêm não và màng não, từ rối loạn thần kinh rối loạn ý thức như u ám ngủ gà lú lẫn đến mất trí nhớ Có những triệu chứng tổn thương lan tỏa não và tủy: liệt nửa người liệt tứ chi, liệt các dây thần kinh sọ não, liệt vận nhãn liệt mặt mất vận động ngôn ngữ,... Những dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật: mạch nhanh, vã mồ hôi Bệnh nhân sốt li bì, dẫn đến mê sảng hôn mêtử vong trong 7 ngày đầu. Từ ngày thứ 8 trở đi, bệnh nhân đỡ dần, chỉ còn sốt nhẹ, tuy nhiên quá trình hồi phục chậm. Di chứng để lại người lờ đờ trí nhớ kém, cử động cứng nhắc, vụng về, một số trường hợp bị teo cơ, liệt các chi...

VNNB thường chỉ xảy ra vào mùa hè, vào những tháng nóng ở các nước nhiệt đới. Ở nước ta, bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, cao điểm vào tháng 6 và tháng 7. Ở những nơi nhiều muỗi, tập trung đông người (bệnh viện, trường học, lớp mẫu giáo, chợ...) nguy cơ mắc bệnh cao. Mọi người chưa có kháng thể đặc hiệu đều có thể mắc VNNB, nhưng đối tượng chính là trẻ em từ 3-15 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm 3-5 tuổi cao hơn người lớn từ 5-10 lần. Như vậy muỗi mới là thủ phạm chính, là côn trùng trung gian truyền bệnh nguy hiểm, chim chỉ là một trong những động vật máu nóng dự trữ virut mà thôi. Cần tuyên truyền, hướng dẫn để mọi người tập trung vào diệt muỗi, chứ không phải là diệt chim.

Phòng bệnh

Bệnh VNNB thường nguy hiểm và để lại di chứng trầm trọng hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh VNNB nên việc phòng bệnh vẫn là giải pháp cần thiết. Tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.

Muỗi là nhân tố truyền bệnh nên nhân viên y tế thôn bản cần tuyên truyền với bà con vệ sinh nhà cửa, ngủ màn chống muỗi, diệt loăng quăng, thường xuyên vệ sinh chuồng gia súc. Ở những vùng có bệnh VNNB lưu hành, cần nhốt gia súc và làm chuồng gia súc cách xa nhà ở; phát quang bụi rậm... Ở một số vùng, có thể phòng chống bệnh bằng cách thả cá ăn bọ gậy biện pháp làm hạn chế nơi muỗi đẻ trứng ở ruộng lúa và hệ thống mương máng. Tuyên truyền phòng bệnh là nhiệm vụ của ngành y tế. Tuy nhiên việc phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe cũng phụ thuộc nhiều vào ý thức của người dân.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật