Quá trình đào thải thuốc ở thận diễn ra như thế nào?

Thận là cơ quan chủ yếu đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. Ngoài thận, thuốc còn được đào thải qua mật, phân, tuyến nước bọt, mồ hôi, hơi thở, sữa mẹ... Sự đào thải thuốc ở thận giúp loại bỏ thuốc và các chất chuyển hóa độc tính gây hại cho cơ thể.

Thận là cơ quan hết sức thiết yếu trong cơ thể. Cấu tạo của thận gồm hai quả thận có hình hạt đậu, màu nâu hồng, mỗi quả thận dài 10 - 12,5cm, nặng khoảng 170g, nằm ở hai bên lưng trong ổ bụng dưới.

Trong cơ thể, thận có nhiều chức năng quan trọng như:

Điều hòa nước chất điện giải và giữ thăng bằng kiềm, toan cho cơ thể.

Lọc, thải bỏ các chất cặn bã từ trong máu và nước tiểu.

Sản sinh ra erythro protein một nội tiết tố kích thích sản sinh ra hồng cầu trong tủy xương

Sản sinh ra enzyme renin có vai trò trong điều hòa huyết áp

Tham gia vào quá trình đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

Quá trình đào thải thuốc ở thận

Thận là cơ quan chủ yếu đào thải thuốc ra khỏi cơ thể. Ngoài thận thuốc còn được đào thải qua mật, phân, tuyến nước bọt mồ hôi hoi thở sữa mẹ… Sự đào thải thuốc ở thận giúp loại bỏ thuốc và các chất chuyển hóa độc tính gây hại cho cơ thể.

Ở thận, sự đào thải thuốc chủ yếu diễn ra ở nephron (đơn vị chức năng lọc của thận) theo các quá trình sau:

Lọc ở cầu thận: thuốc (ở dạng chuyển hóa và chưa chuyển hóa) sẽ theo các mao mạch đến lọc ở cầu thận. Quá trình lọc ở cầu thận chỉ xảy ra với các thuốc có phân tử lượng thấp hay thuốc ở trạng thái tự do không gắn kết với protein huyết tương, dễ hòa tan trong nước.

Thuốc có phân tử lượng cao > 69.000 hay thuốc gắn kết với protein huyết tương, dễ hòa tan trong lipid không được lọc hay lọc kém ở cầu thận.

Các thuốc tim mạch (digoxin, procainamid), thuốc kháng sinh (nhóm aminoglycosid, macrolid)… thường được lọc ở cầu thận.

Tái hấp thu ở ống thận: các thuốc có trọng lượng phân tử cao hay thuốc gắn kết với protein huyết tương, dễ hòa tan trong lipid sẽ được tái hấp thu ở ống thận.

Quá trình tái hấp thu thuốc xảy ra theo cơ chế thụ động không cần năng lượng, thuốc sẽ theo nước khuếch tán từ ống thận vào máu và quá trình này phụ thuộc vào độ pH của nước tiểu.

Các thuốc vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K), axít amin, glucose… thường được tái hấp thu ở ống thận.

Bài tiết ở ống thận: quá trình này chủ yếu xảy ra ở ống lượn gần theo cơ chế chủ động, thuốc được vận chuyển từ máu vào ống thận.

Các thuốc có tính kiềm (dopamin, thuốc kháng histamin…) được bài tiết theo hệ thống vận chuyển anion. Các thuốc có tính axít (penicillin, indomethacin…) được bài tiết theo hệ thống vận chuyển cation.

Các yếu tố ảnh hưởng sự đào thải

Mỗi loại thuốc có tốc độ đào thải qua thận khác nhau: có thuốc đào thải nhanh, có thuốc đào thải chậm và được biểu thị qua độ thanh thải thuốc. Độ thanh thải thuốc là số mililít huyết tương được thận lọc sạch thuốc trong thời gian một phút.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự đào thải thuốc ở thận như:

Tuổi tác: tuổi càng cao càng giảm khả năng đào thải thuốc qua thận. Sự đào thải thuốc ở người 80 tuổi chỉ còn 1/2 so với người 30 tuổi.

Độ pH của nước tiểu: ảnh hưởng đến sự đào thải thuốc. Kiềm hóa nước tiểu sẽ làm tăng đào thải thuốc có tính acid yếu và ngược lại, toan hóa nước tiểu sẽ làm tăng đào thải thuốc có tính kiềm yếu.

Chức năng thận: bị tổn thương hay suy yếu do bệnh lý (suy thận viêm thận…) sẽ làm giảm khả năng đào thải thuốc.

Do di truyền giới tính môi trường…

Những ứng dụng lâm sàng

Probenecid cạnh tranh bài tiết ở ống thận với penicillin nên làm chậm thời gian đào thải của penicillin, do đó làm tăng hoạt tính điều trị. Vì vậy, penicillin thường được phối hợp với probenecid để làm tăng hiệu quả điều trị các bệnhnhiễm trùng đường tiết niệu

Trong ngộ độc toan với barbituric hay aspirin kiềm hóa nước tiểu với natri bicarbonat (NaHCO3) giúp tăng đào thải barbituric hay aspirin ra khỏi cơ thể.

Trong ngộ độc kiềm với ephedrine hay morphin, toan hóa nước tiểu với amoni clorua (NH4CL) giúp tăng đào thải ephedrine hay morphin ra khỏi cơ thể.

Đối với bệnh nhân bị suy yếu chức năng thận, cần tránh sử dụng hay phải điều chỉnh liều dùng đối với các thuốc gây độc tính ở thận như: các thuốc kháng sinh nhóm quinolon, aminoglycosid, cephalosporin...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật