U xơ tử cung có thể khiến người bệnh bị đau bụng khi hành kinh

U xơ tử cung không có triệu chứng nổi bật, nhất là khi kích thước khối u còn nhỏ. Vì vậy, chị em thường chỉ được phát hiện khi thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc có siêu âm ổ bụng.

Nhận diện u xơ tử cung

Có tới hơn 50% trường hợp mắc u xơ tử cung không thấy dấu hiệu bệnh rõ ràng. Nếu ở kích thước quá nhỏ, hầu hết chị em sẽ không thể nghĩ rằng trong cơ thể mình lại đang có khối u Cho tới khi chị em thấy những biểu hiện như: rong kinh đau vùng bụng dưới đau bụng khi hành kinh,… thì cũng là lúc khối u xơ đã lớn và nhìn rõ trên máy siêu âm. Ở người bị u xơ tử cung, băng kinh có thể xảy ra và rất nguy hiểm tới tính mạng, do đó, chị em cần phát hiện bệnh sớm.

Nếu bị u xơ tử cung lớn, người phụ nữ sẽ thấy rối loạn đi tiểu đại tiện khó táo bónkhối u chèn ép vào các cơ quan xung quanh. Bên cạnh đó, nhiều người bị hiếm muộn hoặc khó khăn khi mang thai được xác định nguyên nhân là do tử cung có khối u. Với phụ nữ đã có thai, sự hiện diện của khối u xơ có thể gây sảy thai hoặc nguy cơ thai lưu sinh non…

Điều trị u xơ tử cung ra sao?

Khi điều trị u xơ tử cung bác sĩ thường theo dõi sự phát triển của khối u và các triệu chứng lâm sàng để đưa ra phương pháp thích hợp. Nếu khối u phát triển nhanh và có nguy cơ gây biến chứng thì cần điều trị, can thiệp càng sớm càng tốt. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc kháng viêm không steroid; thuốc ngừa thai đường uống hoặc hormon sinh dục nhằm giảm triệu chứng bệnh; thuốc làm giảm kích thước u xơ tử cung... Nhưng hạn chế của các thuốc này là gây tác dụng phụ như: triệu chứng tiền mãn kinh bốc hỏa, khô rát âm đạo,… Mặt khác, khối u dễ tái phát khi dừng thuốc. Đối với bệnh nhân còn muốn sinh đẻ, phẫu thuật bóc tách u xơ thường được bác sĩ chỉ định. Còn nếu bệnh nhân đã đủ số con hoặc khối u quá lớn thì có thể mổ cắt toàn bộ tử cung.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật