Rối loạn đi tiểu là gì - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Có rất nhiều người nghĩ rằng rối loạn đi tiểu là một biểu hiện bình thường, không đáng quan tâm. Tuy nhiên, bệnh lý này tuy nhẹ nhưng tuyệt đối không được xem thường. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh.

Rối loạn đi tiểu

Rối loạn đi tiểu là tình trạng đi đái nhiều lần trong một ngày. Mỗi lần số lượng nước tiểu rất ít, mỗi khi chỉ có vài giọt hoặc không có giọt nào. Người bệnh mới đi đái xong lại muốn đi nữa. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác khó đi. 

Rối loạn đi tiểu là tình trạng đái nhiều lần trong một ngày

Rối loạn đi tiểu là tình trạng đái nhiều lần trong một ngày

Nguyên nhân rối loạn đi tiểu

+ Ở phụ nữ: Thường do tạp khuẩn thường (Coli, Enterococcus, Doder jein...), do lậu cầu, hoặc do Trichomonas. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vệ sinh bộ máy sinh dục, nhất là khi giao hợp, thường xảy ra cho phụ nữ mới lấy chồng Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác: u xơ tử cung ung thư cổ tử cung thân tử cung viêm phần phụ sinh dục...

+ Ở nam giới: Thường do lậu cầu (lây ở phụ nữ sang) và do sỏi bàng quang

+ Viêm trực tràng giun kim (hay gặp ở trẻ con) ung thư trực tràng.

Biểu hiện rối loạn đi tiểu

Bệnh lý rối loạn tiểu tiện thường có rất nhiều biểu hiện rất đa dạng, cụ thể: 

+ Tiểu dắt: Đái nhiều lần trong ngày nhưng số lượng nước tiểu không nhiều; 

Tiểu dắt là một biểu hiện điển hình của bệnh

Tiểu dắt là một biểu hiện điển hình của bệnh

+ Tiểu khó: Mỗi lần đi tiểu phải rặn cố; 

+ Tiểu không hết: Hiện tượng còn nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu, nặng hơn có thể dẫn tới bí tiểu (không tiểu tiện được mặc dù có nước tiểu trong bàng quang); 

+ Tiểu buốt: Đau ở niệu đạo bàng quang trong lúc đi tiểu, thường có liên quan tới nhiễm khuẩn tiết niệu (viêm bàng quang viêm tuyến tiền liệt ở nam giới); 

+ Tiểu không tự chủ: Biểu hiện này xuất hiện khi có nhu cầu muốn tiểu tiện đột ngột không kiềm chế được dẫn đến vãi tiểu...

Điều trị rối loạn đi tiểu

+ Thay đổi chế độ ăn: Tránh táo bón táo bón có thể tạo áp lực lên bàng quang, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang. Ăn nhiều chất xơ như đậu, mì sợi, yến mạch ngũ cốc bánh mì trái cây và rau xanh. Duy trì cân nặng. Không hút thuốc bởi thuốc lá gây kích thích cơ bàng quang; ngoài ra ho nhiều do hút thuốc cũng dễ bị són tiểu

Ăn nhiều chất xơ như đậu, mì sợi, yến mạch, ngũ cốc

Ăn nhiều chất xơ như đậu, mì sợi, yến mạch, ngũ cốc

+ Uống nhiều nước: Bệnh nhân thường không dám uống nước vì sợ đi tiểu nhiều nhưng chính nước tiểu cô đặc gây kích thích bàng quang, tiểu lắt nhắt. Vì vậy, nên uống 2 - 3 lít nước/ ngày và tránh uống nước 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ.

+ Tập bàng quang: Mục tiêu là tập cách ức chế cảm giác tiểu gấp, trì hoãn việc đi tiểu, đi tiểu theo thời gian biểu. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu lý tưởng: 2 - 4 giờ. Ức chế cảm giác tiểu gấp: Ngồi xuống, hít thở sâu bằng miệng.

+ Kiểm soát cảm giác mắc tiểu: Đó là người bệnh cần ngưng ngay công việc đang làm, ngồi xuống hoặc đứng yên. Nhíu chặt các cơ vùng chậu nhiều lần nhưng không giãn quá mức. Thư giãn phần cơ thể còn lại, hít thở sâu để giảm áp lực, tập trung ức chế cảm giác tiểu gấp.

Như vậy, có thể thấy rằng rối loạn đi tiểu có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Cho nên, khi có những triệu chứng kể trên bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, chữa trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật